Nấm da là bệnh lý da liễu thường gặp ở nhiều độ tuổi. Theo các bác sĩ, bệnh nấm da không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ, gây ngứa, tổn thương da. Biểu hiện bệnh là những nhiễm trùng trên da. Bệnh rất khó chữa trị dứt điểm và thường phải điều trị trong thời gian kéo dài Bệnh nấm da có lây không là câu hỏi của nhiều người. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Bệnh nấm da có lây được không?
Bệnh nấm da rất dễ lây sang các vị trí khác trên cơ thể người bệnh và lây cho người khác. qua tiếp xúc trực tiếp với người hoặc động vật nhiễm bệnh. Dưới đây là một vài trường hợp lây bệnh thường gặp nhất:
- Tiếp xúc tình cờ với các bào tử nấm có trong tự nhiên như: nước, không khí, đất,... các tế bào nấm gây bệnh này bám vào da, quần áo, khăn mặt,... và sinh sôi trong điều kiện môi trường thuận lợi.
- Tiếp xúc với động vật bị nấm da (chó, mèo, thỏ, gà, vịt,...)
- Bệnh nấm lây từ người này qua người khác do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, khăn tắm,…
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da
Bệnh nấm da có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng có nhiều yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh nấm da:
- Môi trường sống chật chội, ẩm ướt,năng bị nấm da rất cao.
- Cơ thể đổ nhiều mồ hôi: Vi khuẩn nấm Dermatophytes thường phát triển ở những vùng da ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi như: Kẽ ngón chân, tay, các nếp nhăn ở nách, bẹn, da đầu,… Những người hoạt động nhiều khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng không vệ sinh sạch sẽ là một trong những trường hợp có khả năng cao.
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác: Nếu một người khỏe mạnh vô tình sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bị bệnh nấm da, thì khả năng rất cao người không bị bệnh cũng sẽ bị lây bệnh nấm thông qua việc tiếp xúc trên da.
- Đi giày chật, không thoáng khí: Kẽ chân và móng chân là những vùng da dễ bị nấm. Đi giày quá chật có thể khiến mũi chân bị đau, gây ra tổn thương và bí hơi, tiết nhiều mồ hôi hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm và các loại vi khuẩn phát triển.
- Tiếp xúc trực tiếp, da kề da với các động vật, vật nuôi nhiễm nấm
Các biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nấm da
Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ là biện pháp ngăn chặn nấm da hiệu quả, bên cạnh đó mỗi người cần có ý thức bảo vệ bản thân khỏi những mối đe dọa tiềm ẩn xung quanh. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích:
- Tắm rửa sạch sẽ sau khi bị bẩn hoặc đổ mồ hôi. Không nên để các vùng da bị ẩm quá lâu đặc biệt là do mồ hôi.
- Không đi chân trần trong phòng tắm hoặc phòng thay đồ công cộng.
- Mặc đồ lót bằng vải cotton, sạch sẽ, khô thoáng, thấm hút mồ hôi.
- Không để móng tay dài, cắt ngắn và giữ gìn sạch sẽ.
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định. Nếu cơ thể dùng kháng sinh quá lâu, nấm men có thể phát triển quá mức trong cơ thể và gây nhiễm trùng.
- Không dùng chung dụng cụ thể thao, khăn tắm hoặc các vật dụng cá nhân khác với người khác.
- Mặc quần áo bảo hộ như găng tay, ủng, quần dài và áo sơ mi dài tay khi làm việc ngoài vườn, đeo khẩu trang chất lượng để tránh tiếp xúc và hít phải các loại nấm có hại trong đất
- Tránh xa những động vật có dấu hiệu bị nấm như: rụng lông, hay gãi, da sần sùi, nổi nốt,...
Bên cạnh việc có thể lây lan, người nhiễm bệnh nấm da nếu không chăm sóc và vệ sinh da cẩn thận sẽ rất dễ khiến tình trạng nấm nặng hơn và lan rộng sang những vùng da khác. Nếu thấy da xuất hiện những dấu hiệu bất thường, hãy đi khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.