Tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến ở trẻ em đặc biệt là độ tuổi dưới 5 tuổi. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, cha mẹ cần lưu ý và nắm được các thông tin cần thiết để có thể bảo vệ sức khỏe của bé được tốt nhất.
Tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh có các biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Trong một vài trường hợp, các tổn thương cũng xuất hiện ở đầu gối và mông.
Bệnh tay chân miệng phần lớn ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi và thường gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 3
Bệnh Tay chân miệng do các chủng virus Enterovirus gây ra. Có 2 nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71.
Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong.
Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với các dịch tiết từ mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.
Virus tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột. Sau đó các virus này di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh, rồi xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Cuối cùng gây ra các vết thương trên niêm mạc miệng và da.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đặc biệt là dưới 3 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi lúc này hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên đến những nơi công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Chẩn đoán lâm sàng:
Chẩn đoán xác định: bác sĩ cũng có thể lấy mẫu trong cổ họng hoặc lấy mẫu phân và gửi đến phòng thí nghiệm để xác định loại virus gây bệnh.
Bác sĩ sẽ cần phải phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh do virus gây ra khác bằng cách đánh giá các yếu tố sau:
Cha mẹ cần chú ý, quan sát những dấu hiệu của trẻ để sớm phát hiện ra bệnh tay chân miệng. Từ đó, việc chữa trị cho bé trở nên đơn giản hơn và phòng trừ được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dấu hiệu của bệnh được chia thành 3 giai đoạn đặc trưng như sau:
Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ không có nhiều biểu hiện về bệnh, bé vẫn sinh hoạt một cách bình thường. Thời gian của giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Giai đoạn khởi phát diễn ra trong vòng 1 đến 2 ngày với biểu hiện cụ thể của trẻ bao gồm đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy,...
Toàn phát là giai đoạn mà những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ trở nên rõ ràng hơn. Điển hình là những biểu hiện:
Hầu hết các trường hợp bị tay chân miệng thông thường đều có khả năng tự phục hồi trong vòng 7–10 ngày.
Các thuốc bôi gây tê tại chỗ có thể giúp giảm đau khi bị loét trong miệng. Hai loại thuốc giảm đau thường được các bác sĩ chỉ định đó là: paracetamol và ibuprofen.
Không sử dụng thuốc aspirin để giảm đau cho trẻ dưới 18 tuổi vì có khả năng gây ra hội chứng Reye – một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong ở trẻ.
Chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa hạt, chè đỗ… Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
Cha mẹ cần vệ sinh da cho bé nhằm tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng cách: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè xanh, lá chân vịt…Sau khi tắm, sử dụng dung dịch Betadin để bôi lên các nốt bỏng nước trên da .
Quần áo, tã lót của trẻ bị bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B hoặc luộc nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống như bình sữa, ly/cốc uống nước, chén/bát ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Không sử dụng chung với các trẻ khác.
Không bôi thuốc phẩm xanh lên vết thương. Đồng thời, việc kiêng tắm có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, nhiễm trùng. Do đó, bố mẹ nên tắm cho bé như bình thường, tắm nước ấm và chỗ kín gió.
Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:
Hiện nay, không có vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên bố mẹ có thể làm giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm các loại virus gây bệnh bằng những cách đơn giản sau đây:
Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng rất nguy hiểm thậm chí có thể gây tử vong. Đặc biệt là trường hợp bệnh khởi phát do virus EV71 gây ra.
Bệnh tay chân miệng không chỉ nguy hiểm mà còn có tốc độ lây lan rất nhanh. Cha mẹ nên chú ý và chăm sóc con cái cẩn thận. Trong trường hợp cơ thế bé có những biểu hiện bất thường, cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách.