Bệnh Thuỷ đậu ở trẻ em có triệu chứng như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 28/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 13/01/2024
Bệnh Thuỷ đậu ở trẻ em có triệu chứng như thế nào?
Bệnh Thuỷ đậu ở trẻ em có triệu chứng như thế nào? - Ảnh: BookingCare
Bệnh Thuỷ đậu ở trẻ em biểu hiện triệu chứng điển hình là các ban rộp nước. Bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh khác nên cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh xảy ra các sai lầm đáng tiếc.

Bệnh thuỷ đậu là bệnh gây ra bởi virus và thường gặp nhiều hơn ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh với triệu chứng điển hình là phát ban ngứa, mụn nước và có thể nổi ở bất kỳ đâu trên cơ thể.

Triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em

Giai đoạn ủ bệnh

Bệnh thuỷ đậu có thời gian ủ bệnh từ 10-21 ngày. Trong giai đoạn này, trẻ chưa thực sự biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Cho đến khi trước 1-2 ngày phát ban, trẻ có thể: 

  • Sốt
  • Chán ăn
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hạn chế về biểu đạt ngôn ngữ nên có thể trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn bình thường, tỏ ra mệt mỏi và có thể kèm theo sốt.

Giai đoạn phát bệnh

Bệnh thủy đậu xảy ra theo 3 giai đoạn. Nhưng những đốm mới có thể xuất hiện trong khi những đốm khác đang trở thành mụn nước hoặc hình thành vảy.

Ban đầu có thể xuất hiện các đốm nhỏ ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả trong khoang miệng và xung quanh bộ phận sinh dục, có thể gây đau. Các nốt ban này có màu đỏ, hồng, đậm hơn hoặc cùng màu với vùng da xung quanh, tùy thuộc vào màu da của trẻ. 

Sau đó các đốm này trở thành mụn nước, rất ngứa và có thể vỡ ra. Sau khi vỡ, mụn nước sẽ đóng vảy, lành không để lại sẹo. Trong giai đoạn này, trên một vùng da có thể xuất hiện bóng nước với nhiều lứa tuổi. 

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn hồi phục bệnh thủy đậu thường diễn ra từ 3 - 4 ngày. Sau hơn 10 ngày kể từ khi phát bệnh, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, tạo thành vảy, đóng mài và sau đó bong tróc.

Có trường hợp nốt vảy mụn bong ra không để lại sẹo nhưng cũng có những trường hợp để lại sẹo. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chăm sóc các nốt đậu này để không hình thành sẹo sau khi khỏi bệnh.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Với bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ mắc thuỷ đậu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị tại nhà phù hợp với trẻ, hạn chế xảy ra biến chứng và để lại sẹo.

Ngoài ra, các trường hợp dưới đây nên được đưa đi khám sớm: 

  • Mụn nước lan rộng ảnh hưởng đến mắt trẻ.
  • Mụn nước có mủ, lở loét, có biểu hiện nhiễm trùng 
  • Trẻ sốt cao, lừ đừ
  • Trẻ ho nhiều, thở mệt, nôn ói, co giật
  • Tình trạng không cải thiện 
  • Trẻ suy giảm miễn dịch, chưa tiêm vắc xin ngừa thủy đậu mặc dù chưa có biểu hiện bệnh thủy đậu nhưng sống chung nhà hoặc tiếp xúc gần với người mắc bệnh thủy đậu.

Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em có triệu chứng đặc thù, nhưng cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt phát ban khác. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu nghi ngờ để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết