Bệnh u mềm lây ở trẻ em - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 10/12/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Bệnh u mềm lây là tình trạng tổn thương da do nhiễm virus Molluscum contagiosum, đặc trưng bởi sự xuất hiện các sẩn nước nhỏ. Bệnh không gây ngứa hay gây ra bất cứ triệu chứng nào đi kèm.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
U mềm lây thường gặp ở trẻ em
U mềm lây thường gặp ở trẻ em - Ảnh: dakhoabienhoa.vn

U mềm lây biểu hiện là các sẩn nhỏ, lõm giữa, sờ mềm đứng riêng rẽ và rời rạc. U mềm lây tuy lành tính nhưng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác khiến cha mẹ xử lý sai cách.

Cha mẹ thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ da liễu thì tình trạng bệnh bé sẽ khỏi nhanh, tiên lượng tốt.

Bệnh u mềm lây là gì?

U mềm lây là tình trạng tổn thương da do nhiễm virus Molluscum contagiosum.

Đặc trưng của bệnh lý này là các sẩn nước có màu tương tự màu da bình thường và có lõm ở giữa.

Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn.

U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh cũng hay gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV và người lớn có hoạt động tình dục với bệnh nhân nhiễm HIV.

Thời gian ủ bệnh khác nhau trong khoảng từ 4 - 8 tuần. Ở một số bệnh nhân có miễn dịch tốt, sau vài tháng bệnh sẽ tự khỏi.

Triệu chứng của bệnh u mềm lây ở trẻ em

Bệnh u mềm lây ở trẻ em biểu hiện với nhiều thể khác nhau:

Thể u: Bệnh khởi đầu là những sang thương có hình dạng:

  • Là những sẩn gồ cao trên da, chắc, bề mặt nhẵn, lõm ở trung tâm
  • Màu trắng đục hoặc màu da
  • Hình tròn hoặc oval hay hình bán cầu
  • Sắp xếp rời rạc hoặc tập trung thành từng đám
  • Kích thước thường từ 2 - 6mm
Biểu hiện ban đầu là các sẩn gồ cao trên da
Biểu hiện ban đầu là các sẩn gồ cao trên da - Ảnh: vienyhocungdung.com

Nếu bạn hoặc trẻ làm vỡ dịch trắng này, virus sẽ lan sang vùng da lân cận và phát tán ra môi trường bên ngoài.

Nếu u mềm xuất hiện ở mí mắt, vi khuẩn sẽ lây vào mắt làm bạn có triệu chứng đau mắt đỏ. 

Thể bề mặt: Thương tổn là đám sẩn màu đen giới hạn rõ rệt với da lành, trên bề mặt có vẩy hoặc lõm xuống, bờ nhỏ như sợi chỉ có hạt ngọc ung thư ở trên bờ. Thể này gặp nhiều ở thân mình và các chi.

Thể xơ cứng: đám sẩn màu trắng hoặc vàng, bằng phẳng hoặc hơi nổi cao (tương tự như xơ cứng bì khu trú); thương tổn trông như sẹo, bề mặt có màu giống sáp.

Nguyên nhân gây bệnh u mềm lây ở trẻ em

Bệnh do virút có tên khoa Molluscum Contagiosum gây nên, có 4 type Molluscum Contagiosum Virus 1, 2, 3 và 4, viết tắt là MCV trong đó type MCV 1 và MCV 2 là thường gặp nhất. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị u mềm lây, bao gồm:

  • Tiếp xúc với da của người bị u mềm lây.
  • Sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người mắc bệnh hoặc chạm vào những đồ dùng có nhiễm virus gây bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch yếu.
  • Người bị viêm da dị ứng do di truyền.

Đối với người đã mắc bệnh, nếu dùng tay cào, gãi các nốt u mềm có thể khiến nó bị trầy xước và tạo điều kiện để virus lan qua những vùng da lân cận và phát tán ra môi trường, khiến tình trạng nặng hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh cho những người xung quanh.

Phân biệt u mềm lây với bệnh khác

U mềm lây cần phân biệt với các bệnh sau:

  • Hạt cơm phẳng: sẩn bằng phẳng không có lõm ở trung tâm, bề mặt không đều, không có hình vòm, bàn tay và chân có thể có thương tổn.
  • Herpes simplex (bệnh mụn rộp): thương tổn nhanh chóng lõm giữa.
  • Thủy đậu: xuất hiện bọng nước và mụn nước.
  • Viêm nang lông: sẩn không có lõm ở trung tâm, sẩn hoặc mụn mủ khu trú ở chân tóc.
  • Ung thư biểu mô đáy: gồm nhiều thể lâm sàng.
  • Nấm sâu cryptococcosis trên da ở bệnh nhân AIDS: xét nghiệm có tế bào nấm men ở thương tổn da.

Bệnh u mềm lây có nguy hiểm không?

Bệnh u mềm lây có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định và hiếm khi gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, u mềm lây ở trẻ em khiến nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da thông thường nên rất hay nặn, vô tình khiến bệnh lây lan nhanh chóng. 

Nếu trẻ không điều trị đúng cách hoặc để bệnh tái phát nhiều lần, trẻ có thể gặp phải tình trạng viêm da, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm nang lông, viêm nhú kết mạc, tổn thương da vĩnh viễn…

Điều trị bệnh u mềm lây ở trẻ em

U mềm lây là bệnh tự khỏi sau vài tháng hoặc vài năm. Tuy nhiên, để ngăn ngừa sự tự nhiễm và lây lan do tiếp xúc gần, cần điều trị tích cực khi vừa mắc bệnh để tránh các thương tổn thẩm mỹ.

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy từng tổn thương của trẻ mà các bác sĩ sẽ có chỉ định thích hợp. Một số phương pháp thường thấy như:

  • Dùng các thuốc gây bào mòn.
  • Nạo bỏ thương tổn, đốt bằng laser CO2.
  • Điều trị áp lạnh với nitơ
  • Nạo bằng curret các u mềm lây, trước khi nạo phải bôi kem EMLA 2,5% để làm tê thương tổn. Khi nạo curret phải tránh không để tạo sẹo tại các vùng thẩm mỹ.
Có thể điều trị tại nhà bằng thuốc bôi với trường hợp nhẹ
Có thể điều trị tại nhà bằng thuốc bôi với trường hợp nhẹ - Ảnh: Vinmec

U mềm lây là bệnh lành tính, cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ sẽ nhanh khỏi, tiên lượng tốt. Nếu không được điều trị đúng bệnh có thể bị kích ứng, viêm và nhiễm khuẩn thứ phát.

Vì vậy, khi trẻ bị bệnh u mềm lây, cha mẹ nên sớm cho con thăm khám và điều trị với các bác sĩ da liễu thay vì tự tìm cách chữa tại nhà mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

Xem thêm bài viết:

Trong trường hợp bé còn nhỏ, cha mẹ lo ngại đưa con đi đường xa, bé quấy khóc, không hợp tác khi thăm khám thì có thể lựa chọn hình thức thăm khám qua video để bác sĩ Da liễu từ xa kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị cho bé.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế u mềm lây ở trẻ 

Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bố mẹ hạn chế diễn tiến u mềm lây ở trẻ em:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho trẻ.
  • Giữ vùng da bị nhiễm bệnh sạch sẽ và được băng lại bởi gạc hay vải để tránh lây nhiễm virus
  • Không dùng chung khăn mặt hoặc áo quần với người khác cho tới khi những khối u biến mất.
  • Không gãi vào các khối u và chạm vào những chỗ khác trên cơ thể để tránh lan đến những chỗ khác
  • Không đến hồ bơi, phòng xông hơi và bồn tắm công cộng cho đến khi các khối u biến mất để tránh lây cho người khác.
 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh da liễu . Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ da liễu khám từ xa thông qua cuộc gọi Video có hình, kết nối bác sĩ trực tiếp với bệnh nhân mà không cần đến bệnh viện.

Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/u-mem-lay-o-tre-em-dieu-tri-nhu-the-nao-n150690.html
2. https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/u-mem-lay-la-gi-
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/