Mụn rộp (Herpes) có lây không? Cách trị dứt điểm mụn rộp
Mụn rộp (Herpes) có lây không? Cách trị dứt điểm mụn rộp
Mụn rộp Herpes
Nhiều người còn e ngại đi khám khi mắc bệnh mụn rộp - Ảnh: Pixabay

Mụn rộp (Herpes) có lây không? Cách trị dứt điểm mụn rộp

Mụn rộp (Herpes) là bệnh ngoài da thường gặp. Ở nhiều người, mụn rộp không có những triệu chứng rõ rệt, nhưng bệnh vẫn âm thầm tiến triển và có thể lây nhiễm sang người khác.

Mụn rộp (Herpes) xuất hiện ở cơ quan sinh dục, mắt, miệng và các vị trí khác trên cơ thể. Mụn rộp ảnh hưởng tới cả đời sống tình dục của các cặp đôi và sức khỏe sinh sản nếu không được sớm điều trị.

Do đó, khi có dấu hiệu bị mụn rộp, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám với bác sĩ Da liễu để điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Mụn rộp (Herpes) là gì?

Herpes là tên bệnh mụn rộp hay mụn nước sốt do virus HSV - Herpes Simplex Virus gây ra. Mỗi mụn nước là vị trí tổn thương mà virus tạo ra, bên trong có chứa đầy dịch lỏng.

Có 2 chủng virus gây bệnh mụn rộp ở người:

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ làm tổ, sinh sống và nhân lên ở tủy sống, trong các hạch thần kinh. Đến khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm hệ miễn dịch, chúng sẽ nhanh chóng tiến đến vị trí niêm mạc phía ngoài của các cơ quan như sinh dục, miệng, hoặc mắt,...

Chỉ trong khoảng từ 24 đến 48 giờ, bệnh nhân sẽ nhanh chóng thấy các triệu chứng mụn rộp đặc trưng ngứa ran và các mụn nước màu đỏ bắt đầu xuất hiện.

Không có cách nào để làm cắt đứt hay ngăn chặn được vết loét mụn nước nhanh chóng, chỉ có thể tiến hành một số phương pháp nhằm hạn chế tấn số xuất hiện và thời gian của các triệu chứng.

Nguyên nhân gây ra mụn rộp

Bệnh do siêu vi trùng Herpes lây qua các hoạt động tình dục. Có hai loại siêu vi Herpes là Herpes 1 và 2. Mụn rộp đa số là do Herpes 2 gây ra.

Người bị mụn rộp sẽ phải mang bệnh vĩnh viễn suốt đời vì chưa có thuốc đặc trị.

Triệu chứng mụn rộp

Nhìn chung, khi bị mụn rộp, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc ở các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Thời gian ủ bệnh khoảng 
một tuần.
  • Tình trạng giả cảm cúm: sốt đau đầu, nhức mỏi toàn thân, sau đó đau, ngứa, đi tiểu khó, tiết dịch âm đạo, niệu đạo, các mụn nước nổi lên ở bộ phận sinh dục ngoài và lan rộng.
  • Mụn nước tự vỡ và chảy nước vàng để lại vết loét nông, đỏ, đau, ngứa, rồi tự đóng vẩy, tự lành không để lại sẹo nhưng dễ tái phát trong vòng 12 tháng.
Biểu hiện mụn rộp
Mụn rộp có triệu chứng mụn nước nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác - Ảnh: vietskin.vn

Các loại mụn rộp thường gặp

Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh lây qua đường tình dục. Mụn rộp thường xuất hiện ở các vị trí môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Mụn rộp sinh dục có nguyên nhân phổ biến nhất là HSV-2.

Mụn rộp sinh dục có thể gây đau, ngứa hoặc các vết loét ở khu vực sinh dục, tuy nhiên nhiều trường hợp nhiễm herpes hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu hoặc biểu hiện nào.

Nhưng dù có triệu chứng hay không thì một người khi đã bị mụn rộp sinh dục sẽ dễ dàng lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là bạn tình khi quan hệ tình dục không an toàn.

Mụn rộp sinh dục có nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục khác như HIV, giang mai, sùi mào gà,... do vết loét vùng sinh dục
  • Lây nhiễm cho trẻ sơ sinh do người mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai
  • Viêm niệu đạo, ảnh hưởng tới sự đào thải nước tiểu
  • Viêm màng não và dịch não tủy
  • Viêm niêm mạc trực tràng (thường gặp ở những người quan hệ đồng tính nam)

Mụn rộp miệng

Virus gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể người bình thường thông qua tiếp xúc với da bị mụn rộp ở miệng. Các tổn thương bên ngoài da hay xung quanh miệng đều có thể là con đường để virus đi vào cơ thể.

Dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo hay hôn người bị bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh do dịch từ mụn nước và nước bọt đều là các ổ chứa virus HSV.

Mụn rộp ở miệng có thể lan sang lỗ mũi, cằm hay ngón tay, nướu, vòm miệng, lưỡi khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống do các vết loét gây ra ngứa, đau.

Trẻ em là đối tượng mắc bệnh herpes môi phổ biến hiện nay. Do đó cần nên cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh tránh tiếp xúc với người bị chàm hoặc viêm da dị ứng.

Mụn rộp ở miệng
Mụn rộp ở môi gây mất thẩm mỹ - Ảnh: baomoi.com 

Điều trị mụn rộp đúng cách

Khi có dấu hiệu mụn rộp, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Da liễu để có phương pháp điều trị đúng đắn. Mụn rộp sinh dục dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác, đặc biệt là sùi mào gà.

Vì vậy, bệnh nhân tự ý điều trị mụn rộp tại nhà có thể gây nhầm lẫn, dẫn đến bệnh nặng và khó khỏi hơn.

Tùy vào tình trạng mụn rộp, sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau như:

  • Dùng thuốc chữa mụn rộp: Thốc dạng kem bôi kháng virut làm rút ngắn thời gian lành vết thương xuống nửa ngày đến một ngày và làm giảm cảm giác đau ở vết thương. 
  • Dùng kem bôi dưỡng ẩm dịu nhẹ bảo vệ các nốt mụn rộp khỏi bị khô và nứt dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Trị liệu bổ sung bằng cách sử dụng các sản phẩm dưỡng chiết xuất bạc hà và dầu trà bôi lên các vết thương có thể có hiệu quả đối với cảm giác đau, khô và ngứa.
  • Ánh sáng năng lượng thấp, không nóng, bước sóng hẹp nằm trong vùng hồng ngoại có thể có tác dụng đối với rộp miệng.

Mụn rộp rất dễ lan sang người khác thông qua các tiếp xúc như hôn môi, ôm, quan hệ tình dục bằng bất kì hình thức nào. Vì vậy, khi phát hiện mụn rộp, bệnh nhân nên đi khám sớm nhất có thể bệnh được điều trị dứt điểm cũng như hạn chế lây lan.

Xem thêm bài viết:

Với nhiều bệnh nhân, mụn rộp là căn bệnh khó nói, đặc biệt là mụn rộp sinh dục. Do đó, nhiều bệnh nhân ngại đi khám khiến tình trạng mụn rộp nặng và lây sang cả bạn tình.

Nếu như có dấu hiệu mụn rộp nhưng vẫn còn e ngại đến trực tiếp các bệnh viện, phòng khám, bệnh nhân nên lựa chọn thăm khám với các bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để có phương án điều trị bệnh sớm nhất.

Phòng bệnh mụn rộp (Herpes)

Hiện nay chưa có liệu trình điều trị dứt điểm bệnh mụn rộp sinh dục. Việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Mỗi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng
  • Không quan hệ tình dục với người bị mụn rộp cho đến khi vết loét hoàn toàn lành lặn
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế thức ăn có hàm lượng arginin cao (dừa, đậu nành, chocolate, cà rốt...)
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Ôm hôn, dùng chung đồ vật, mỹ phẩm,...
  • Nên đi khám chuyên khoa da liễu sớm nhất có thể kể từ khi có biểu hiện mụn rộp

BookingCare - Nền tảng y tế Chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để thuận tiện hơn nếu bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh mụn rộp (Herpes).

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare