Dấu hiệu, nguyên nhân viêm da dị ứng? Viêm da dị ứng thì phải làm sao?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 20/10/2020 - Cập nhật lần cuối: 26/05/2023

Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da thường gặp và có thể kéo dài gây ra tình trạng mạn tính. Việc nhận biết và điều trị viêm da dị ứng sớm giúp tính trạng bệnh sớm được cải thiện, không kéo dài gây ra biến chứng.

Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng dễ găp ở trẻ nhỏ - Ảnh: twitter.com

Viêm da dị ứng là một trong những căn bệnh viêm da nhiều người gặp phải, bên cạnh viêm da cơ địa và viêm da tiếp xúc. Viêm da dị ứng cần được điều trị đúng cách với bác sĩ Da liễu để tránh viêm nhiễm, để lại sẹo xấu trên da.

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng (hay còn gọi là chàm) là tình trạng da khô, ngứa dữ dội và nổi mẩn đỏ, thậm chí phát ban thành mụn nước rõ ràng, chứa đầy chất lỏng bên trong.

Viêm da dị ứng là vấn đề da liễu mãn tính kéo dài và có xu hướng bùng phát định kỳ. Bệnh có thể đi kèm triệu chứng sốt và hen xuyễn.

Dấu hiệu viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng bệnh có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành hoặc xuất hiện lần đầu tiên ở cả người lớn.

Viêm da dị ứng chưa xác định được nguyên nhân chính xác, tuy nhiên, nguyên nhân viêm da dị ứng được cho là sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường sống.

Với những người có cha mẹ, anh chị em, người thân trong gia đình có mắc viêm da dị ứng, thì những thành viên khác trong gia đình có khả năng cao mắc bệnh này.

Yếu tố di truyền kết hợp với một số tác nhân từ môi trường xung quanh gây nên viêm da tiếp xúc:

  • Dị ứng theo mùa, thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh
  • Tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa
  • Môi trường nhiều ô nhiễm, khói bụi
  • Người sống ở khu vực thành thị và vùng khí hậu có độ ẩm thấp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Người viêm da dị ứng có nguy cơ dị ứng với thực phẩm (Thực phẩm không gây viêm da dị ứng)
  • Mệt mỏi, căng thẳng, stress

Triệu chứng viêm da dị ứng

Bệnh nhân có thể bị viêm da dị ứng khi thấy các dấu hiệu sau đây:

  • Da khô, có màu đỏ, nâu hoặc xám
  • Da dày lên, nứt nẻ, bong vảy
  • Da nhạy cảm, xước sát do gãi
  • Ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm, nhiều người ngứa rất nghiêm trọng, người bệnh càng gãi càng khiến bệnh trầm trọng
  • Sẩn nhỏ, nổi trên da, có thể rỉ nước và lớp vỏ khi bị trầy xước
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng khiến trẻ nhỏ ngứa, khó chịu ngáy - Ảnh: parents.fr

Viêm da dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm da dị ứng ở sơ sinh

Viêm da dị ứng thường xuất hiện ở trẻ khoảng 6 đến 12 tuần tuổi, bắt đầu ở khu vực má và cằm, sau đó phát ban loang lổ trên mặt và trở thành những mảng đỏ, bong vảy, chảy nước trên da.

Viêm da dị ứng khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, bồn chồn. Trẻ gãi nhiều vào vết thương có thể gây ra nhiễm trùng da, vùng da thường xuyên bị trầy xước trở nên dày hơn (Neurodermatitis)

Viêm da dị ứng ở trẻ em

Cha mẹ cần chú ý đến các vị trí thường xảy ra phát ban như đầu gối, bên trong khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, cổ, mắt cá chân. Sẩn phát ban trở nên cứng hơn và đóng vảy khi bị trầy xước. Ngoài ra, vùng da quanh môi dễ bị viêm, nứt nẻ gây đau đớn do trẻ liếm vào vết thương.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ nhỏ không được điều trị sớm có thể làm xuất hiện các vùng da không đều màu, nhất là trên mặt và ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Trẻ nhỏ gãi nhiều có thể gây lở loét, nhiễm trùng da. Ngoài ra, viêm da dị ứng giai đoạn nặng có thể ảnh hưởng tới tầm nhìn, gây mất thị lực vĩnh viễn.

Viêm da dị ứng ở người trưởng thành

Tương tự như ở trẻ nhỏ, bệnh có thể lan rộng và kéo dài mãn tính nếu không được điều trị sớm, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, giấc ngủ và hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.

Người trưởng thành bị viêm da cơ địa có khả năng cao sẽ mắc viêm da dị ứng, vì vậy nên hết sức chú ý và cẩn thận với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể thấy xuất hiện ban xung quanh núm vú có thể phát triển đục thủy tinh thể do dấu hiệu không rõ ràng.

Khi nào cần đi khám viêm da dị ứng?

Bệnh nhân cần sớm thăm khám với bác sĩ Da liễu khi có dấu hiệu viêm da dị ứng, đặc biệt là trong các trường hợp sau:

  • Nghi ngờ mắc bệnh viêm da dị ứng
  • Ngứa dữ dội, đau đớn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày
  • Tổn thương da nhiều
  • Đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh
  • Đã thử qua các phương pháp chăm sóc tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả

Trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh viêm da cơ địa hoặc tình trạng viêm da cơ địa nhẹ, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để biết cách điều trị, chăm sóc ngay từ đầu, không để bệnh diễn biến nặng hơn.

Điều trị viêm da dị ứng

Điều trị viêm da dị ứng dựa trên nguyên tắc giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn bùng phát trong tương lai. Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc sau để điều trị:

  • Kem bôi hoặc thuốc mỡ corticosteroid. Có một số loại thuốc điều trị viêm da có chứa corticosteroid kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ trong bất kì trường hợp sử dụng corticosteroid nào vì thuốc dùng lâu ngày có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp nhiễm trùng da do vi khuẩn nhằm giảm vi khuẩn trên da và để ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát.
  • Dùng thuốc kháng histamine đường uống
  • Dùng Corticosteroid đường uống trong các trường hợp viêm da nặng nhằm giảm viêm và để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, loại thuốc này không thể sử dụng trong thời gian dài.
  • Dùng các loại thuốc ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch cho trẻ từ trên 2 tuổi và chỉ áp dụng trong trường các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả.
  • Trị liệu bằng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo có hiệu quả tốt nhưng không thể điều trị lâu dài do mang lại nhiều tác dụng phụ như lão hóa da, tăng nguy cơ ung thư da.

Lưu ý, bệnh nhân, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên thăm khám với các bác sĩ Da liễu trước khi áp dụng các phương pháp điều trị viêm da cơ địa do bệnh do việc sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Phòng tránh và chăm sóc viêm da dị ứng tại nhà

Bệnh nhân cần lưu ý các nguyên tắc sau để phòng tránh và hạn chế viêm da dị ứng:

  • Tìm ra và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm len như thảm, quần áo, khăn mũ, chăn gối,...
  • Sử dụng các loại kem chống ngứa hoặc calamin lotion vào vùng da bị bị ảnh hưởng làm giảm ngứa tạm thời
  • Tránh gãi vào vết thương, khi đi ngủ nên cắt móng tay hoặc đeo găng tay
  • Dùng máy tạo độ ẩm để tránh không khí khô, nóng trong phòng
  • Áp dụng các phương pháp điều trị thay thế thuốc như hoa cúc, dầu anh thảo, dầu hạt cây lưu ly,...
  • Không nên tắm hàng ngày. Tắm nhanh bằng nước ấm, không dùng nước quá nóng
  • Dùng xà phòng dịu nhẹ, tránh chất tẩy rửa mạnh, không nên chà xà phòng vào vùng da tổn thương
  • Lau khô da bằng khăn mềm và dưỡng ẩm cho da
  • Thăm khám và tư vấn với bác sĩ Da liễu khi nghi ngờ mắc viêm da dị ứng

Xem thêm video

Những điều cần biết về viêm da dị ứng

  • Thực hiện: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội
  • Thời lượng: 2 phút 04 giây

Hiện tại, BookingCare đang hỗ trợ bệnh nhân thăm khám viêm da dị ứng với các bác sĩ Da liễu từ xa thông qua Video để bệnh nhân thuận tiện sắp xếp công việc, thời gian thăm khám.

Đặc biệt, với bệnh nhân là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ huynh có thể cân nhắc cho bé tư vấn với bác sĩ từ xa trước khi đến bệnh viện để hạn chế bé quấy khóc, không hợp tác và mệt mỏi hơn.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://dalieu.vn/benh-viem-da-co-dia/
2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/trieu-chung-viem-da-di-ung/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/