Bệnh viêm da cơ địa là gì? Khám ở đâu thì tốt
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm. Làm thế nào để điều trị viêm da cơ địa là câu hỏi và mối quan tâm của nhiều người, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm (eczema) là bệnh lý thường gặp khi bệnh nhân thăm khám với các bác sĩ Da liễu. Viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ em và kéo dài cho đến khi trưởng thành, vì vậy nên phụ huynh cần hết sức lưu ý.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là tình trạng da ửng đỏ và ngứa ngáy. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi nhưng cũng có thể gặp phải ở cả người trưởng thành. Bệnh thường kéo dài mãn tính và có thể bùng phát thành nhiều đợt cấp theo từng giai đoạn.
Biểu hiện thường thấy của viêm da cơ địa là ngứa. Theo thói quen, việc gãi vào vết ngứa khiến da dày lên, làm cho bệnh nặng lên và nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.
Nguyên nhân viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, khiến làn da mất đi sức đề kháng. Da không khỏe mạnh sẽ dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, chất kích thích.
Viêm da cơ địa hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Theo nghiên cứu, có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh viêm da cơ địa có các biểu hiện khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và từng giai đoạn.
Biểu hiện viêm da cơ địa theo từng độ tuổi
Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi
- Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh, thường cấp tính với các đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm, hạch lân cận sưng to.
- Vị trí hay gặp nhất là 2 má, có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình, mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Không thấy tổn thương ở vùng tã lót.
- Trẻ có thể dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà… Khi không ăn các thức ăn gây dị ứng thì bệnh viêm da cơ địa giảm rõ rệt.
- Bệnh hay tái phát, mạn tính và rất nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, tiêm chủng, thay đổi khí hậu hay môi trường sống.
- Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18-24 tháng.
Viêm da cơ địa ở trẻ em
- Thường từ viêm da cơ địa nhũ nhi chuyển sang.
- Thương tổn là các sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan toả cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát.
- Vị trí hay gặp nhất là ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm da mạng lưới, ít khi ở mặt duỗi các chi.
- Bệnh thường trở nên cấp tính khi trẻ tiếp xúc với lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ…
- Nếu tổn thương trên 50% diện tích da, trẻ thường suy dinh dưỡng.
- 50% sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi.
Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn
- Biểu hiện là mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hoá, ngứa.
- Vị trí hay gặp: nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, rốn, vùng da quanh mắt đối với thanh thiếu niên. Khi bệnh lan toả thì vùng nặng nhất là các nếp gấp.
- Viêm da lòng bàn tay, chân: gặp ở 20-80% người bệnh, là dấu hiệu đầu tiên của viêm da cơ địa ở người lớn.
- Viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú.
- Tiến triển mạn tính, ảnh hưởng nhiều bởi các dị nguyên, môi trường, tâm sinh lý người bệnh.

Biểu hiện viêm da cơ địa theo từng giai đoạn
Giai đoạn cấp tính
- Da đỏ thành đám, ranh giới không rõ
- Sẩn đỏ, mụn nước tiết dịch, không có vảy da
- Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết
- Xước da, chợt da do gãi, hình thành mụn mủ và vẩy tiết vàng
Giai đoạn bán cấp
- Biểu hiện nhẹ hơn, không phù nề, tiết dịch
Giai đoạn mạn tính
- Da dày lên do gãi, ranh giới rõ rệt
- Liken hoá, các vết nứt đau
- Sưng, phù nề do gãi
Tổn thương thường gặp ở các phần nếp gấp lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân. Ngoài các triệu chứng theo giai đoạn, bệnh nhân còn có thể thấy các triệu chứng đi kèm như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen.
Điều trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?
Viêm da cơ địa chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Vì vậy, việc điều trị viêm da cơ địa chủ yếu tập trung điều trị giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa các đợt cấp. Nếu không tiến hành điều trị, bệnh sẽ phát triển theo thời gian trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trời.
Khi nào cần khám viêm da cơ địa với bác sĩ Da liễu?
Bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nên thăm khám viêm da cơ địa ngay với bác sĩ Da liễu khi:
- Trẻ gãi nhiều gây nhiễm trùng da, vết thương đóng vảy vàng, vùng da xung quanh sưng đỏ hoặc sốt cao
- Triệu chứng dai dẳng lâu ngày dù đã áp dụng biện pháp điều trị tại nhà
- Các triệu chứng xuất hiện ảnh hưởng tới hoạt động, sinh hoạt thường ngày
- Rối loạn giấc ngủ do ngứa ngáy, khó chịu
Kinh nghiệm điều trị viêm da cơ địa
Bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu viêm da cơ địa nêu trên, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tùy theo tình trạng bệnh lý của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.
Dùng thuốc trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa cấp tính: Đắp ẩm vùng da tổn thương, bôi kem có chứa corticoit và kháng sinh và uống kháng sinh chống tụ cầu trùng vàng nếu bị bội nhiễm.
Viêm da cơ địa bán cấp và viêm da cơ địa mạn tính cần được điều trị bằng các loại thuốc:
- Thuốc corticosteroid: Rất cần thiết để điều trị viêm da cơ địa nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại cho cơ thể, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn
- Thuốc chống viêm khác không phải corticosteroid, không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng điều trị lâu dài
- Kháng histamin chống ngứa và dị ứng
- Trong trường hợp các phương pháp khác không hiệu quả, có thể sử dụng thuốc sinh học đường tiêm dupilumab để điều trị viêm da cơ địa nặng
- Liệu pháp ánh sáng áp dụng với những bệnh nhân không đáp ứng với biện pháp điều trị tại chỗ hoặc thường xuyên tái phát với tần suất dày
- Quấn băng ướt quanh vùng da tổn thương sau khi đã bôi corticoid với những bệnh nhân có vùng tổn thương lan rộng
Bệnh nhân lưu ý, việc điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là các trường hợp uống corticoid và sử dụng corticosteroid.
Xem thêm bài viết:
- 6 Bác sĩ Da liễu chuyên khám chữa bệnh chàm tại TP.HCM
- 7 Bác sĩ chữa bệnh Chàm giỏi và giàu kinh nghiệm tại Hà Nội
Điều trị viêm da cơ địa tại nhà
Sau khi thăm khám, bác sĩ Da liễu sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách điều trị và chăm sóc viêm da cơ địa tại nhà.
Phụ huynh cần lưu ý những điều sau khi trẻ bị viêm da cơ địa:
- Không chà xát, không gãi vào vùng da sẩn ngứa
- Mặc quần áo mềm mại, thoáng mát, tránh dùng đồ len dạ cọ sát vào cơ thể
- Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa do bác sĩ kê đơn
- Bôi kem dưỡng hàng ngày chống khô da, hạn chế ngứa ngáy và bệnh viêm da cơ địa tái phát
- Hạn chế tối đa sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da có chứa các chất gây dị ứng
- Tránh, hạn chế cho da tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
Trường hợp phụ huynh cũng như bệnh nhân chưa nắm rõ về cách điều trị và chăm sóc viêm da cơ địa tại nhà thì có thể lựa chọn tư vấn với bác sĩ Da liễu từ xa qua phần mềm BookingCare để biết được phương pháp trị bệnh hiệu quả.
Xem thêm bài viết:

Tiến triển và biến chứng của viêm da cơ địa
- Khoảng 70% trẻ bị viêm da cơ địa sẽ khỏi khi lớn lên. Còn lại 30% kéo dài dai dẳng.
- Khoảng 30 - 50% người bệnh viêm da cơ địa sẽ xuất hiện thêm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
Phòng bệnh viêm da cơ địa
Để phòng ngừa và hạn chế tối đa viêm da cơ địa tái phát, bạn nên lưu ý:
- Giáo dục người bệnh, người nhà người bệnh kiến thức về bệnh, yếu tố khởi động, quan điểm điều trị, lợi ích và nguy cơ.
- Giảm các yếu tố khởi động: giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress, nên mặc đồ vải
- Tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°C, ngay sau khi tắm xong bôi thuốc ẩm da, dưỡng da. Nếu dùng xà phòng thì chọn loại ít kích ứng.
- Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích.
- Bôi thuốc làm ẩm da hàng ngày nhất là về mùa đông, 2 - 3 lần/ngày.
- Giữ độ ẩm không khí trong phòng.
- Ăn kiêng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, trẻ nhỏ, khi đã xác định rõ loại thức ăn gây kích thích.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress
- Lau người khô ráo bằng khăn mềm, sạch sẽ sau khi tắm và trước khi bôi kem dưỡng ẩm
Xem thêm Video Clip
Hình ảnh viêm da cơ địa
- Thực hiện: Bệnh viện QT Vinmec
- Thời lượng: 4 phút 50 giây
Khám viêm da cơ địa ở đâu tốt
Viêm da cơ địa là bệnh thuộc nhóm bệnh ngoài da thường gặp. Khi cần đi khám người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu tại các Bệnh viện, phòng khám chuyên sâu về da liễu.
Ngoài ra, khi gặp các biểu hiện, triệu chứng ngoài da, người bệnh có thể khám, tư vấn với Bác sĩ da liễu từ xa thông qua cuộc gọi Video trực tuyến.
Bệnh nhân ở nhà, khám tư vấn với bác sĩ từ xa nhanh chóng, hiệu quả lại tiết kiệm chi phí.
Hiện nay, BookingCare đang hỗ trợ thăm khám với các bác sĩ Da liễu từ xa để bệnh nhân thuận tiện hơn khi có nhu cầu thăm khám viêm da cơ địa, đặc biệt là trẻ em thường quấy khóc, không hợp tác và mệt mỏi khi phải đến thăm khám trực tiếp. Phụ huynh có thể cân nhắc để bé được thăm khám sớm và điều trị hiệu quả.
Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare
Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh da liễu . Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.
Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video
Bác sĩ DA LIỄU khám từ xa thông qua cuộc gọi Video có hình, kết nối bác sĩ trực tiếp với bệnh nhân mà không cần đến bệnh viện.
2. https://www.youtube.com/watch?v=tWNUV38zAIs
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Da bị dị ứng thời tiết: Nguyên nhân? Dấu hiệu? Đi khám ở đâu tốt?
Bệnh hắc lào: Dấu hiệu? Nguyên nhân? Bệnh hắc lào có lây không?
Nâng cơ mặt phương pháp nào tốt? 5 Địa chỉ nâng cơ uy tín tại Hà Nội
Cảnh giác với Nấm da chân: Biểu hiện, nguyên nhân, cách chữa nấm da chân
Nấm da đầu - Nấm tóc: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
5 bệnh nấm da thường gặp ở người Việt Nam
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Cao huyết áp
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Bệnh mạch vành
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Loãng Xương
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bàn Chân bẹt
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English