Dấu hiệu bệnh giang mai? Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Bệnh giang mai đôi khi không có biểu hiện rõ rệt. Người bệnh thường không nhận thức được và vô tình lây bệnh cho người khác. Giang mai có những biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần được điều trị.
Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục thường gặp. Bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng, vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị giang mai là vô cùng quan trọng.
Dấu hiệu bệnh giang mai
Triệu chứng giang mai có thể không xuất hiện rõng ràng hoặc tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứn. Bệnh diễn tiến âm thầm và sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị sớm.
Khi bị giang mai, người bệnh sẽ nhận thấy một số biểu hiện như:
- Các vết lở loét trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, miệng. Các vết loét nhỏ, không đau
- Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân
- Mụn cóc sinh dục mọc trên âm đạo phụ nữ hoặc hậu môn
- Xuất hiện các mảng trắng trong miệng
- Mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, đau khớp, sốt
- Nổi hạch ở cổ, nách và bẹn
Các dấu hiệu bệnh giang mai có thể xuất hiện theo từng giai đoạn bệnh:
- Giai đoạn đầu, vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao gọi là săng giang mai. Săng giang mai thường xuất hiện ở niêm mạc sinh dục (môi lớn, môi bé, mép âm hộ ở nữ, quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật ở nam) hoặc môi, lưỡi,...
- 5 - 6 ngày sau khi có săng, hạch vùng bẹn sưng to và thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là hạch chúa
- Giai đoạn 2 có thể kéo dài đến 2 - 3 năm. Các tổn thương da xuất hiện và khi lành thường không để lại sẹo. Tổn thương là các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình, sẩn giang mai với nhiều hình thái đa dạng, sẩn phì đại, viêm hạch lan tỏa và bị rụng tóc kiểu "rừng thưa".
- Giai đoạn 3, người bệnh có các triệu chứng như săng thương sâu, gôm ở da, xương, nội tạng, tim mạch và thần kinh. Khả năng lây nhiễm ở giai đoạn này khá thấp do xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào phủ tạng, không còn ở da, niêm mạc nữa.
Giang mai lây qua những con đường nào?
Con đường lây nhiễm chính của giang mai là đường tình dục. Người bệnh thường không biết về căn bệnh này và vô tình lây cho người khác. Giang mai lây qua đường tình dục chiếm đến 90% trường hợp mắc bệnh.
Quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, hậu môn hay miệng đều có nguy cơ lây nhiễm giang mai.
Ngoài lây qua đường tình dục, giang mai có thể lây nhiễm qua:
- Tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai qua các vết xước trên da, niêm mạc
- Lây truyền do truyền máu hay qua các dụng cụ tiêm, chích bị nhiễm bệnh
- Lây từ mẹ sang con qua nhau thai
Giang mai có nguy hiểm không?
Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục thường gặp. Đến giai đoạn thứ 2, các biểu hiện có thể biến mất kể cả khi bạn không được thực hiện các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn nếu việc điều trị không đúng cách.
Sang giai đoạn sau, bệnh sẽ phát triển thành giang mai thần kinh và giang mai thị giác. Ngoài lây từ mẹ sang con thì giai đoạn này, bệnh không lây sang cho người khác khi tiếp xúc.
Do không có triệu chứng nên người bệnh tưởng rằng bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, bệnh giang mai có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Khi không được điều trị, các triệu chứng có thể sẽ tạm thời biến mất nhưng nó sẽ quay trở lại.
Bệnh giang mai lâu ngày không được điều trị có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể tim, tế bào máu, não, mắt và hệ thần kinh.
Cảnh giác khi phụ nữ mang thai bị giang mai
Mẹ mắc giang mai có thể lây truyền cho con trong thời kì mang thai. Nếu không được điều trị, thai có nguy cơ cao bị chết lưu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong cao hoặc mắc giang mai bẩm sinh.
Trẻ bị giang mai bẩm sinh có thể không có dấu hiệu gì trong vài tuần đầu sau sinh. Trẻ bị giang mai thường có biểu hiện:
- Gan to bất thường
- Vàng da
- Viêm tuyến
- Xương phát triển bất thường
- Não bị ảnh hưởng
Tuy nhiên, giang mai bẩm sinh cần được điều trị sớm, nếu không bé sẽ gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: đục thủy tinh thể, điếc, viêm màng não,…
Trong thời kì mang thai, người mẹ có thể gặp tình trạng sẩy thai, thai lưu, đẻ non hay sinh con nhẹ cân,..
Khi mang thai, để an toàn cho cả mẹ và con, cần làm xét nghiệm giang mai trong 3 tháng đầu và điều trị sớm để tránh biến chứng cho mẹ và con.
Xem thêm video:
Những điều cần biết về bệnh giang mai
- Thực hiện: VTC1
- Thời lượng: 4 phút 06 giây
Khi nào cần đi xét nghiệm giang mai
Xét nghiệm giang mai cần được thực hiện với những đối tượng:
- Người có đời sống tình dục không lành mạnh, không chung thủy
- Phụ nữ mang thai
- Những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới
- Những người bị HIV và có quan hệ tình dục
- Những người đang thuốc dự phòng HIV để phòng ngừa HIV
Các phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai:
- Xét nghiệm với kính hiển vi trường tối
- Xét nghiệm với phản ứng sàng lọc RPR
- Xét nghiệm bằng cách tìm kháng thể đặc hiệu
Điều trị bệnh giang mai
Giang mai có thể điều trị được nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Vì vậy, khi có biểu hiện bệnh giang mai, bệnh nhân nên sớm thăm khám với bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán và chữa trị sớm nhất có thể.
Nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh giang mai vẫn còn lo ngại chưa đi khám ngay. Sau một thời gian thấy triệu chứng giang mai biến mất nên tưởng bệnh đã tự khỏi. Sau một thời gian, giang mai gây ra biến chứng nặng hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Trong trường hợp bệnh nhân ngại ngùng, chưa muốn đi khám trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám thì nên thăm khám trước với bác sĩ Da liễu từ xa để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh bệnh để lại biến chứng.
Phòng bệnh giang mai
Bệnh giang mai có thể gặp ở bất cứ người nào. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa giang mai là vô cùng quan trọng.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục
- Điều trị tích cực cho người mẹ nếu bị bệnh trong khi mang thai để tránh lây truyền sang con
- Không tự mua thuốc điều trị, cần đi khám với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bệnh giang mai
BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với bác sĩ Da liễu từ xa qua video để bệnh nhân thuận tiện hơn khi có nhu cầu thăm khám bệnh lây qua đường tình dục như giang mai.
2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-giang-mai-nguyen-nhan-duong-lay-dau-hieu-nhan-biet/
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Nên khám sùi mào gà ở đâu? 9 địa chỉ khám chữa uy tín ở Hà Nội
8 Bệnh viện, phòng khám trị mụn uy tín ở Hà Nội
8 Bệnh viện, phòng khám Da liễu tại Hà Nội chất lượng tốt (phần 2)
8 địa chỉ khám bệnh Da liễu uy tín tại TP.HCM
9 bệnh viện, phòng khám Da liễu Hà Nội uy tín (phần 1)
Chữa sùi mào gà bao nhiêu tiền? Bảng giá 6 địa chỉ uy tín tại Hà Nội
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi