Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể nghiên cứu thành công biện pháp giúp điều trị bệnh vẩy nến một cách triệt để. Vẩy nến là một bệnh da liễu mạn tính dai dẳng, dễ tái phát và rất dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Để có thể chung sống hòa bình với bệnh vẩy nến, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp điều trị bệnh của bác sĩ kết hợp với xây dựng lối sống an toàn, lành mạnh để có thể kiểm soát bệnh ổn định.
Bệnh vẩy nến tuy không thể trị khỏi hoàn toàn những người bệnh cần sử dụng các biện pháp điều trị để khắc phục bệnh tạm thời và ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn.
Kem dưỡng ẩm, thuốc bôi,... đem lại hiệu quả nhanh chóng, chúng thường là lựa chọn đầu tiên trong các biện pháp điều trị. Dưới đây là một vài loại thuốc bôi trực tiếp lên da ở người bệnh vẩy nến thường được bác sĩ chỉ định:
Kem steroid: Loại thuốc này có thể làm giảm sưng và đỏ nhanh chóng. Kem steroid nhẹ không cần kê đơn, có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc. Steroid có tác dụng phụ và nên thận trọng khi sử dụng trên các vùng nhạy cảm như mặt hoặc bộ phận sinh dục. Kem steriod nặng hơn có thể làm bỏng hoặc làm mỏng da, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
Dưỡng ẩm: bao gồm các loại kem làm mềm, thuốc mỡ, xăng dầu, parafin, và thậm chí là các loại dầu thực vật đã được hydro hóa (nấu). Chúng làm giảm vẩy và hiệu quả nhất khi sử dụng hai lần mỗi ngày và ngay sau khi tắm. Các vết thương có thể đỏ hơn khi vẩy giảm hoặc trở nên trong suốt hơn. Emollients là an toàn và có lẽ nên luôn được sử dụng cho bệnh vẩy nến thể mảng nhẹ đến vừa.
Acidsalicylic: Loại kem chứa chất này có thể làm mềm và làm mỏng da có vảy. Nhưng nó cũng có thể gây kích ứng da nếu người bệnh để quá lâu trên da. Chất này có thể làm suy yếu nang tóc và gây rụng tóc tạm thời. Cơ thể có thể hấp thụ axit salicylic nếu người bệnh bôi nó lên những mảng da lớn.
Calcipotriol (Calcipotriene): Đây là một dẫn xuất của vitamin D3, tác dụng tăng sinh và biệt hóa tế bào sừng. Nó được biết là có tác dụng kiểm soát các tế bào da hoạt động quá mức. Bác sĩ có thể chỉ định đơn lẻ hoặc kết hợp Calcipotriol với một loại kem steroid.
Roflumilast (Zoryve): là một loại kem không chứa steroid, có thể được sử dụng một lần mỗi ngày để giúp giảm mảng bám. Roflumilast là chất ức chế PDE-4, có thể ngăn chặn một số loại enzyme gây viêm.
Tazorac (Tazarotene): là một retinoid tại chỗ, thuốc ít hiệu quả hơn steroid khi đơn trị liệu nhưng là thuốc hỗ trợ hiệu quả. Thường có sẵn ở dạng gel, kem hoặc bọt, được chỉ định bôi một hoặc hai lần mỗi ngày. Các loại thuốc chứa thành phần này không được khuyến khích cho những người đang mang thai hoặc cho con bú hoặc có ý định mang thai.
Retinoid theo toa: Đây là những loại thuốc mỡ được làm từ vitamin A tổng hợp . Bác sĩ có thể muốn bạn sử dụng steroid cùng một lúc. Điều đó có thể làm giảm tỷ lệ kích ứng da do retinoid gây ra.
Chất ức chế Calcineurin (Tacrolimus, Pimecrolimus): có sẵn ở dạng thuốc bôi tại chỗ và dung nạp tốt. Thuốc không hiệu quả như corticosteroid nhưng có thể tránh được các biến chứng của corticosteroid khi điều trị bệnh vẩy nến trên mặt và vùng kẽ.
Nếu các loại thuốc bôi thông thường không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc uống toàn thân, các liệu pháp quang học hoặc những phương pháp đặc trị khác. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến cụ thể tại cẩm nang sức khỏe của BookingCare.
Người bệnh vẩy nến cần giữ sức khỏe tốt bằng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, dùng muối và đường vừa phải, giảm thức ăn nhiều mỡ và cholesterol, tránh thức ăn có tương tác với thuốc điều trị, bổ sung sinh tố.
Tăng cường nhóm thực phẩm chứa:
Cần hạn chế các thực phẩm như đường, thực phẩm chiên xào và chế biến sẵn, thức ăn cay, tiêu, chocolate, trứng (với một số bệnh nhân). Người bệnh nên thay thế thịt đỏ bằng cá hồi, cá thu, cá mòi, và sò ít nhất 3 lần một tuần.
Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, giảm stress bằng cách tham gia các câu lạc bộ, tập thể dục, thư giãn...
Bệnh vẩy nến tuy chưa có biện pháp điều trị dứt điểm nhưng nếu người bệnh thường xuyên theo dõi và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bệnh có thể được kiểm soát tốt và tránh được rủi ro mắc các biến chứng nguy hiểm.