Khi bị chẩn đoán mắc bệnh vảy phấn hồng, nhiều người tỏ ra hoang mang, lo lắng vì không biết căn bệnh da liễu này có lây nhiễm hoặc gây ảnh hưởng xấu gì tới sức khỏe hay không. Cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể trong các phần dưới đây.
Vẩy phấn hồng là một bệnh lý da liễu phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng đối tượng chủ yếu nằm trong khoảng từ 10 đến 35 tuổi.
Khi bệnh khởi phát, triệu chứng thường gặp đó là xuất hiện một đốm phát ban hình bầu dục ở mặt, ngực, bụng hoặc lưng. Đốm phát ban này còn được gọi là "mảng báo trước". Kích thước có thể từ 1 - 10cm kèm theo biểu hiện ngứa.
Sau một thời gian các đốm phát ban xuất hiện nhiều hơn với kích thước nhỏ hơn nốt ban đầu mọc rải rác theo hình cành thông rủ xuống.
Bệnh không lây nhiễm và có thể tự khỏi.
Nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy phấn hồng vẫn chưa rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh vảy phấn hồng có thể được kích hoạt do nhiễm vi-rút, đặc biệt là do một số chủng vi-rút herpes.
Dưới đây là một số yếu tố được cho là làm tăng khả năng mắc bệnh vảy phấn hồng:
Nhiễm trùng: Vảy phấn hồng được cho là một dạng phát ban do virus, như human herpes virus, (type 6,7), parvo virus. Nhiều nghiên cứu cho thấy vảy phấn hồng có liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên. Tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn ở những người suy giảm miễn dịch.
Bệnh vảy phấn hồng cũng có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn chlamydia pneumoniae, legionella pneumophila, mycoplasma pneumoniae cũng được xem là tác nhân liên quan đến yếu tố nguy cơ gia tăng mắc bệnh.
Do một vài loại thuốc: Một số loại thuốc có khả năng gây phát ban giống vảy phấn hồng như captopril, bismuth, barbiturates…
Các yếu tố nguy cơ khác: Người mắc bệnh viêm da tiết bã, mụn trứng cá, tiếp xúc với vải mới (quần áo…) cũng là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh vảy phấn hồng.
Chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng chủ yếu dựa vào khám lâm sàng. Khi thấy trên da xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên thăm khám trực tiếp với các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Dưới đây là những hình thức chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng:
Các bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu xét nghiệm để tìm nấm âm tính và đưa ra kết luận chính xác.
Khi mới khởi phát, người bệnh có thể thấy mệt mỏi, chán ăn, sốt… Sau đó xuất hiện tình trạng tổn thương da (khoảng 80% trường hợp) với các mảng da (gọi là mảng báo trước) màu hồng, có vẩy, hình tròn hoặc bầu dục, giới hạn rõ, đường kính từ 2-10 cm.
Sau đó các vết phát ban xuất hiện nhiều hơn và lan ra toàn thân . Tình trạng này có thể xảy ra từ vài giờ đến 2 tháng sau khi xuất hiện mảng báo trước.
Các phát ban nhỏ, nhiều, hình dạng giống mảng báo trước, tập trung theo đường cong trên da, tạo hình ảnh cây thông hoặc sang thương da có thể là các sẩn đỏ, không vảy. Tổn thương thường bắt đầu ở vùng ngực, bụng hoặc lưng và sau đó lan rộng lên cổ, cánh tay và đùi.
Ngứa có thể xảy ra ở 75% trường hợp, trong đó khoảng 25% thấy ngứa rất nhiều.
Khoảng 20% bênh nhân mắc vảy phấn hồng không có biểu hiện như trên, được gọi dạng không điển hình. Các dạng này có thể là những thay đổi về hình thái sang thương hay thay đổi vị trí sang thương: Nốt sẩn, mụn nước, mảng mề đay, ban xuất huyết, hình tổn thương giống hồng ban đa dạng…
Khoa học đã chứng minh, bệnh vảy phấn hồng hoàn toàn có khả năng tự hồi phục mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, thời gian tự chữa có thể kéo dài lên tới vài tháng kèm theo ngứa ngáy, mất thẩm mỹ và nhiều bất tiện trong cuộc sống. Điều trị bệnh nhanh chóng giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi mà không để lại bất kì vết tích tổn thương nào trên da.
Người bệnh sử dụng bất kì loại thuốc nào đều cần có sự tư vấn và xem xét của bác sĩ trước đó. Dưới đây là phương pháp điều trị cụ thể:
Trường hợp nhiều thương tổn hoặc không đáp ứng với thuốc bôi đơn thuần, cần kết hợp điều trị tại chỗ với các biện pháp sau:
Tuy nhiên, mỗi người bệnh lại có những đặc điểm riêng, và các bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ là người quyết định phác đồ điều trị của thể cho từng người bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vảy phấn hồng vô hại và không quay trở lại sau khi khỏi bệnh.
Nếu trường hợp bệnh kéo dài hơn 3 tháng, hãy kiểm tra với bác sĩ. Người bệnh có thể có thể đang mắc căn bệnh da liễu khác hoặc đang phản ứng với thuốc.
Phụ nữ mang thai nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do tình trạng này. Nếu người bệnh đang mang thai và mắc bệnh vảy phấn hồng, hãy đến gặp bác sĩ sản/phụ khoa ngay lập tức. Trong một nghiên cứu nhỏ, phần lớn phụ nữ bị phát ban trong 15 tuần đầu của thai kỳ đều bị sảy thai.
Trên thực tế, triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng có các vết phát ban khá giống với một số căn bệnh da liễu nghiêm trọng khác như: nấm da, vảy nến. Ngay khi trên da xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.