Bệnh viêm da tiếp xúc có lây được không?

Tác giả: - Xuất bản: 25/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?
Bệnh viêm da tiếp xúc lây được không? - Ảnh: BookingCare
Bệnh viêm da tiếp xúc có lây được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm lời giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị tổn thương do các tác nhân gây dị ứng có trong môi trường bên ngoài. Bất kì ai cũng có khả năng mắc bệnh bởi theo nghiên cứu, có tới hàng nghìn tác nhân bên ngoài có thể khiến da bị tổn thương dẫn tới viêm da tiếp xúc.

Viêm da tiếp xúc có lây không?

Để biết được đáp án chính xác nhất cho thắc mắc viêm da tiếp xúc có lây không, cần xuất phát từ những nguyên nhân chính khiến bệnh khởi phát. 

Khác với nấm ngứa, hắc lào hay lang ben,... (các bệnh da liễu do nấm, vi khuẩn,... gây ra và có khả năng lây bệnh), tổn thương do viêm da tiếp xúc chủ yếu do sự tấn công của dị nguyên từ bên ngoài (hóa chất, khí hậu, khói bụi và thực phẩm…). 

Viêm da tiếp xúc hoàn toàn không có sự tương trợ từ tác nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở mỗi người là khác nhau. Điều kiện cần là phải tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Bên cạnh đó, cơ địa của mỗi người cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới việc có hay không mắc bệnh lý này. Không phải người này bị viêm da tiếp xúc do phấn hoa thì người khác cũng bị. Chính vì vậy, viêm da tiếp xúc hoàn toàn không lây.

Bị bệnh viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?

Bên cạnh câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không? Quá trình điều trị kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thông thường, thời gian chữa viêm da dị ứng do tiếp xúc sẽ kéo dài khoảng 2 - 4 tuần. Nếu da tổn thương nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian điều trị hơn.Thời gian để các biện pháp điều trị phát huy hiệu quả ở mỗi người thường không giống nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Thời điểm bắt đầu điều trị

Điều trị càng sớm, khả năng phục hồi của da sẽ càng cao và nguy cơ lạm dụng thuốc dài ngày sẽ được cải thiện. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng hơn và chuyển biến xấu khiến quá trình điều trị phức tạp và tốn nhiều thời gian.

 

  • Vùng da, vị trí tổn bị tổn thương: 

 

Bệnh có thể khởi phát ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, đối với viêm da tiếp xúc ở mặt và đặc biệt là vùng da gần mắt, thời gian điều trị thường kéo dài hơn, cần ưu tiên các giải pháp mang tính an toàn tránh ảnh hưởng đến mắt và để lại sẹo vì đây là các vị trí da mỏng và rất nhạy cảm.

  • Tính phù hợp của phương pháp điều trị: 

Nếu áp dụng đúng cách thức điều trị có thể khắc phục tới 80% tổn thương do viêm da tiếp xúc. Bên cạnh đó, dù lựa chọn bất cứ giải pháp nào (Tây y, chữa mẹo dân gian hoặc y học cổ truyền), người bệnh đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra những phương pháp tối ưu nhất dựa trên thể trạng và thể bệnh của bản thân.

 

  • Đặc điểm làn da và cơ địa: 

 

Mức độ hấp thụ dược tính và khả năng phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm riêng của từng cơ địa.

 

  • Tuổi tác và tốc độ phục hồi, sản sinh collagen: 

 

Thời gian khôi phục và sản sinh tế bào khỏe mạnh ở người trẻ có làn da bình thường sẽ dễ dàng hơn so với người lớn tuổi, da mỏng, yếu, nhạy cảm.

 

  • Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc da trong quá trình điều trị: 

 

Ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, người bệnh cần chú ý duy trì chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt lành mạnh góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Viêm da tiếp xúc không chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Bệnh tuy không lây lan hay gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sẽ chuyển biến nặng và mất nhiều thời gian hơn để điều trị. Người bệnh cần tự giác đi khám sớm để tránh những rủi ro không mong muốn.