Viêm phổi là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến có thể xuất hiện ở bất kì ai. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nắm rõ được những thông tin, kiến thức về viêm phổi là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.
Viêm phổi cộng đồng, trong bài viết sẽ gọi tắt là viêm phổi, là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi trước khi có sự can thiệp của hệ thống y tế, bao gồm tình trạng viêm ở phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức mô kẽ của phổi.
Là bệnh lý nội khoa thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao ở những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền hoặc có yếu tố suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, viêm phổi còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển,...
Một số trường hợp viêm phổi mức độ nhẹ không biến chứng có thể được điều trị tại nhà, phần lớn các trường hợp còn lại đều phải nhập viện để điều trị.
Viêm phổi có rất nhiều nguyên nhân, trong đó virus chiếm nguyên nhân gây bệnh chủ yếu trong khi vi khuẩn là yếu tố thường xuyên gây bệnh nặng phải nhập hồi sức:
Viêm phổi do vi khuẩn bao gồm các loại vi khuẩn điển hình, trong đó Streptococcus pneumoniae là thường gặp nhất, và một số loài có tính kháng thuốc rất cao như Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng), Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumanii.
Các loại vi khuẩn không điển hình có loài Legionella spp. thường gây viêm phổi nặng phải điều trị hồi sức.
Ngoài ra, có một loài vi khuẩn nguy hiểm khác lưu hành ở môi trường nước ta, đó là vi khuẩn lao. Viêm phổi do lao, thường được gọi là lao phổi cần phải uống thuốc tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, tái khám thường xuyên, sẽ được trình bày ở bài khác.
Virus lây nhiễm qua đường hô hấp có thể gây viêm phổi. Viêm phổi do virus thường nhẹ và tự khỏi trong vòng vài tuần. Nhưng đôi khi viêm phổi do virus có thể gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển có tỷ lệ tử vong rất cao, nhất là cúm AH1N1, AH5N1, SARS-CoV-2, MERS-CoV.. Nếu bị viêm phổi do virus, người bệnh cũng có nguy cơ bị viêm phổi do vi khuẩn.
Một số loài nấm như Cryptococcus, Pneumocystis jirovecii và Coccidioides tồn tại trong môi trường tự nhiên, là những nguyên nhân hiếm gặp gây viêm phổi. Những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại có nguy cơ bị viêm phổi do nấm cao nhất.
Môi trường làm việc độc hại, thường xuyên hít phải khói bụi hoặc vô tình hít phải vật thể lạ chứa tác nhân gây bệnh,... cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến thường gặp ở người bệnh viêm phổi.
Viêm phổi có triệu chứng khá đa dạng bao gồm nhiều triệu chứng nặng gợi ý cho đến ít triệu chứng âm ỉ. Các triệu chứng càng không điển hình và diễn tiến nhanh nếu bệnh nhân tuổi cao, có suy giảm miễn dịch, nhiêu bệnh lý nền. Nhiều trường hợp bệnh nhân được phát hiện khi bệnh đã xuất hiện nhiều biến chứng nặng.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm phổi:
Trước khi sử dụng các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu để phân tích bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phán đoán ban đầu dựa trên những biểu hiện của người bệnh, các triệu chứng thấy bằng mắt thường và tiểu sử bệnh nếu có cùng với những thông tin hữu ích khác.
Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm phổi được sử dụng phổ biến nhất:
Điều trị viêm phổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh - vi khuẩn, virus hoặc nấm và trường hợp của người bệnh nghiêm trọng đến mức nào.
Viêm phổi chỉ được điều trị tại nhà khi viêm phổi ở bệnh nhân không có bệnh lý nền và không có biến chứng nguy hiểm. Khi điều trị, hầu hết các triệu chứng của viêm phổi sẽ giảm đi sau vài ngày hoặc vài tuần, tuy nhiên cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến một tháng.
Khi được điều trị tại nhà, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với nguyên nhân gây viêm phổi và đặt lịch tái khám tại bệnh viện theo chỉ định. Trong trường hợp có biến chứng khó thở, đau ngực liên tục hoặc sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định cho người bệnh viêm phổi:
Phần lớn các trường hợp còn lại viêm phổi đều phải điều trị tại bệnh viện, nhất là ở các bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh lý nền, có suy giảm miễn dịch hoặc xuất hiện biến chứng của viêm phổi. Đôi khi, viêm phổi điều trị ngoại trú không đáp ứng với thuốc kháng sinh ban đầu sẽ phải nhập viện điều trị.
Lúc này, người bệnh có thể cần đến một số biện pháp can thiệp như:
Viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh viêm phổi có thể xuất hiện ở bất kì ai, mọi người cần lưu ý những biện pháp phòng ngừa dưới đây để có thể bảo vệ bản thân hiệu quả:
Hiện nay, đã có sẵn một số loại vắc xin để ngăn ngừa phế cầu khuẩn và cúm. Đặc biệt, nhóm vắc xin ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ em đang được sử dụng phổ biến. Các bác sĩ khuyên nên tiêm vắc xin ngừa viêm phổi khác cho trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ em từ 2 đến 5 tuổi có nguy cơ đặc biệt mắc bệnh phế cầu khuẩn.
Ngoài ra, ở những bệnh nhân lớn tuổi và nhiều bệnh nền cũng nên tiêm ngừa cúm và phế cầu. Tiêm ngừa SARS-CoV-2 cũng được cân nhắc để tránh các trường hợp viêm phổi có biến chứng mặc dù đại dịch đã qua.
Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng đường hô hấp và nguy cơ viêm phổi, hãy thường xuyên rửa tay hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn và đeo khẩu trang.
Ngoài ra, bạn cần súc miệng hàng ngày bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Thói quen này giúp tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng, làm loãng đờm, thông thoáng đường thở và giảm thiểu các biến chứng do nhiễm khuẩn.
Hút thuốc làm tổn hại đến khả năng phòng vệ tự nhiên của phổi - chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.
Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh không chỉ giúp phòng ngừa viêm phổi mà đây còn là lời khuyên chung để mọi người phòng tránh mọi rủi ro bệnh tật.
Bài viết trên đây là một số thông tin cơ bản cũng như thiết yếu nhất về bệnh viêm phổi mà mọi người cần biết. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.