Hôi miệng hay hơi thở có mùi là vấn đề khó nói của nhiều người. Ở độ tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng hôi miệng nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc bởi các nguyên nhân khác gây ra. Vậy có cách nào để giảm bớt hôi miệng ngay tại nhà không?
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 5 cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả tức thì, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, thường là do sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng. Các vi khuẩn này ẩn trong các mảng bám, cao răng. Khi tiếp xúc với không khí, chúng tạo ra các hợp chất có mùi khó chịu như sulfur, các hợp chất này là nguyên nhân gây ra mùi hôi từ hơi thở.
Một số nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp có thể kể đến như:
Sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc hút thuốc lá nhiều.
Khi xác định được nguyên nhân gây hôi miệng, người bệnh sẽ tìm được phương pháp chữa hôi miệng hợp lý để điều trị dứt điểm tình trạng này.
Đối với những trường hợp hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý nha khoa, bệnh lý tiêu hóa, hay tai mũi họng, bệnh nhân sẽ được chỉ định tới khám với các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp.
Đối với các trường hợp hôi miệng chưa rõ lý do, bạn có thể tự chăm sóc răng miệng bằng các mẹo đơn giản ngay tại nhà. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lối sống, cách vệ sinh răng miệng để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn được đảm bảo sạch sẽ.
Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng hôi miệng khiến những người gặp phải vấn đề này mất tự tin, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
Để cải thiện tình trạng này, bạn đọc có thể tham khảo 5 cách chữa hôi miệng tại nhà ngay dưới đây.
Nước súc miệng chữa hôi miệng là những sản phẩm kháng khuẩn chứa Cetylpyridinium Chloride hoặc Chlorhexidine có tác dụng cải thiện nhanh chóng tình trạng hơi thở có mùi.
Nên sử dụng nước súc miệng 2 lần/ngày, sau khi đánh răng. Ngoài ra, bệnh nhân lưu ý, trước khi đi ngủ hãy sử dụng nước súc miệng để đạt hiệu quả tốt nhất. Lúc này, phần cặn của nước súc miệng có thể lưu lại trong miệng lâu hơn và có tác dụng hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng nước súc miệng có thể kể đến như:
Bên cạnh các tác dụng thường thấy của sữa chua như hỗ trợ giảm cân, cung cấp canxi, tăng cường men răng... sữa chua còn chứa men vi sinh và vi khuẩn có lợi, có thể giúp chống lại vi khuẩn có hại trong răng miệng.
Theo khảo sát từ Hiệp hội nghiên cứu Nha khoa quốc tế, ăn sữa chua không đường có thể làm giảm các thành phần gây mùi hôi miệng và vi khuẩn có hại, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể.
Ăn sữa chua không đường thường xuyên sẽ giúp tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi phát triển, từ đó giúp bảo vệ răng miệng và hệ tiêu hóa do sữa chua có tác dụng ức chế sản sinh hydrogen sulfide.
Súc miệng bằng nước muối là mẹo làm sạch miệng quen thuộc, ngăn ngừa sâu răng và hạn chế mùi hôi khó chịu trong hơi thở rất nhanh và hiệu quả.
Với thành phần flo có trong muối sẽ giúp loại bỏ được các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng và chống viêm vô cùng hiệu quả. Do đó, nước muối có thể giúp giảm vi khuẩn trong miệng và giảm viêm nướu, giúp giảm mùi hôi miệng tạm thời.
Để sử dụng nước muối làm sạch miệng, các bạn hãy dùng 100ml nước ấm hòa tan cùng 1 thìa muối ăn, dùng hỗn hợp để súc miệng và ngậm nước muối vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy để thấy được hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi pha nước muối súc miệng bạn cũng cần chú ý, không nên pha nước quá mặn hay quá nhạt. các bạn nên pha nước muối với công thức 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9g muối để có nồng độ 0,9%.
Chữa hôi miệng bằng giấm táo
Các axit có trong giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và có tác dụng giảm hôi miệng do sâu răng gây ra. Sử dụng giấm táo súc miệng 2 lần/ngày sẽ loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại và các vi khuẩn có hại trong khoang miệng,
Đối với phương pháp này, hãy trộn một thìa giấm táo với một cốc nước và uống trước bữa ăn. Ngoài ra, bạn có thể dùng hỗn hợp này để súc miệng sau bữa ăn. Điều này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại và các mảnh vụn thức ăn sau bữa ăn. Nên kiên trì súc miệng bằng giấm táo 2 lần/ ngày để thấy được hiệu quả cải thiện.
Để sử dụng giấm táo để làm sạch mùi hôi miệng tại nhà, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng giấm táo quá mức hoặc quá thường xuyên có thể gây tổn thương cho men răng và niêm mạc miệng, do đó nên sử dụng một cách thận trọng và không lạm dụng.
Chữa hôi miệng bằng chanh và muối
Một trong những phương pháp dân gian quen thuộc để làm sạch răng miệng, cải thiện hơi thở có mùi là sử dụng chanh và muối.
Với lượng axit cao, chanh là một loại quả có khả năng diệt khuẩn và giúp đánh bay mùi khó chịu ở khoang miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần hòa chút nước cốt chanh cùng muối và nước ấm, kiên trì súc miệng hàng ngày để chữa hôi miệng, đem lại hơi thở thơm mát
Với phương pháp dùng chanh để vệ sinh răng miệng, bạn nên thực hiện 2 lần/ ngày để giúp hơi thở được cải thiện nhanh chóng.
Bài viết trên đã tổng hợp 5 cách chữa hôi miệng tại nhà nhanh chóng bằng các nguyên liệu dễ tìm, bạn đọc có thể tham khảo và ứng dụng để ngăn ngừa hôi thở có mùi. Bên cạnh đó, mọi người đều nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thay bàn chải 3 tháng/ lần và thăm khám nha khoa định kỳ để ngăn ngừa hôi miệng triệt để.