Phần lớn chứng ù tai mang tính chủ quan, nghĩa là chỉ người bị ù tai mới nghe thấy. Ít gặp hơn là các trường hợp tiếng ù theo nhịp mạch đập và bác sĩ có thể nghe thấy nó. Bệnh ù tai thường dai dẳng vì thế các phương pháp điều trị ù tai cũng khó điều trị khỏi hoàn toàn.
Nếu chỉ gặp tình trạng ù tai thoáng qua trong thời gian ngắn tự hết khi nghỉ ngơi thì đây chưa phải vấn đề đáng lo ngại, tham khảo một số mẹo nhỏ để hết ù tai như:
Khi ù tai kéo dài hơn và sau thử các cách đơn giản vẫn không hết ù hoặc tình trạng ù nặng lên kèm các biểu hiện khác thì có thể tiềm ẩn một bệnh khác đằng sau đó vì thế cần đến thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ:
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ù tai. Nếu nguyên nhân ù tai là một bệnh lý khác gây ra thì việc điều trị bệnh sẽ cải thiện tình trạng ù tai. Nếu ù tai gây ra bởi tác dụng không mong muốn của thuốc, bác sĩ sẽ đổi thuốc và ù tai có thể hết.
Phẫu thuật trong các trường hợp ù tai ù tai có nguồn gốc cơ học hoặc ù tai kèm điếc dẫn truyền. Một số phẫu thuật được thực hiện như phẫu thuật giảm áp, sử dụng hoá chất kết hợp, cắt dây thần kinh…
Điều trị nội khoa bao gồm sử dụng các thuốc cắt đứt cơ chế gây ù và các thuốc điều trị triệu chứng giúp giảm sự khó chịu đối với tiếng ù.
Trong nhiều trường hợp chứng ù tai khó hết hoàn toàn do vậy bên cạnh phác đồ điều trị cụ thể của bác sĩ, người bệnh cũng cần hiểu và thay đổi lối sống thích hợp, biết rằng nên và không nên làm gì để kiểm soát chứng ù tai.
Giữ tinh thần thoải mái, đảm bảo dinh dưỡng và giấc ngủ, tránh căng thẳng lo âu đặc biệt là việc suy nghĩ về tiếng ù. Tránh các âm thanh lớn, các chất kích thích vì nó có thể làm giảm tuần hoàn máu tới tai, làm nặng thêm tình trạng ù.
Chứng ù tai ít có khả năng gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và tinh thần người bệnh. Để cải thiện tình trạng trên hãy tự tìm hiểu về nguyên nhân triệu chứng cũng như cách đối phó với ù tai trước khi cần đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.