Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến
Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến - Ảnh: BookingCare

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả

Tác giả: - Xuất bản: 14/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh vảy nến vẫn là một trong những bệnh lý da liễu chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên sẽ có các phương pháp điều trị nhằm kiểm soát và duy trì tình trạng bệnh ở mức thấp nhất.

 

Mục đích trong điều trị bệnh vảy nến là ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh, làm sạch các tế bào chết trên vùng da bị tổn thương và duy trì sự ổn định đó, giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát. Cùng tìm hiểu cụ thể các biện pháp điều trị bệnh vẩy nến thường được các bác sĩ chỉ định trong bài viết dưới đây.

Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến. Trong đó, một số phương pháp làm chậm sự sinh trưởng của những tế bào sừng, số khác làm giảm triệu chứng ngứa và khô da. Dựa vào kích thước thương tổn, vị trí, tuổi tác cũng như tình trạng da của người bệnh,... bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp. 

Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến:

I. Điều trị tại chỗ

Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vảy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vảy da như:

  1. Corticosteroid: thường được sử dụng tại chỗ, hai lần mỗi ngày. Corticosteroid có hiệu quả nhất khi sử dụng qua đêm dưới lớp phủ hoặc kết hợp băng bịt; Khi các tổn thương giảm, nên giảm thời gian sử dụng và giảm liều corticosteroid để tránh tác dụng phụ.

  2. Dẫn xuất Vitamin D3 (ví dụ, calcipotriol, calcitriol) là những chất tương tự vitamin D tại chỗ gây bình thường hóa ra sự tăng sinh và sự biệt hóa tế bào sừng; chúng có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với corticosteroid tại chỗ. Một số bác sĩ lâm sàng chỉ định cho bệnh nhân dùng calcipotriol vào các ngày trong tuần và corticosteroid vào cuối tuần

  3. Chất ức chế Calcineurin (ví dụ, tacrolimus, pimecrolimus) Thuốc không giảm nhanh các triệu chứng như corticosteroid nhưng có thể tránh được các tác dụng phụ của corticosteroid khi điều trị bệnh vẩy nến, đặc biệt trên mặt và vùng kẽ. 

  4. Tazarotene là một retinoid tại chỗ. Thuốc ít hiệu quả hơn corticosteroid khi đơn trị liệu nhưng là thuốc hỗ trợ hiệu quả.

  5. Các phương pháp điều trị bổ sung khác bao gồm các chất làm mềm, axit salicylic - bạt sừng.

  • Dưỡng ẩm: Chúng làm giảm vảy và hiệu quả nhất khi sử dụng hai lần mỗi ngày và ngay sau khi tắm. 

  •  Axit salicylic là một chất làm bạt sừng và làm tăng sự hấp thu của các thuốc khác. Làm tăng hiệu quả điều trị cho các vùng da dầy, vảy da dầy. 

  •  Anthralin là một thuốc chống tăng sinh, kháng viêm. Liều hiệu quả là kem 0,1% hoặc tăng lên thuốc mỡ 1% khi dung nạp. Anthralin có thể gây kích ứng, cần sử dụng thận trọng trong vùng kẽ.

II. Quang trị liệu

  • Liệu pháp tia UV thường được sử dụng ở bệnh nhân vẩy nến rộng. Cơ chế tác dụng chưa rõ, mặc dù ánh sáng UVB làm giảm sự tổng hợp DNA và có thể gây ức chế miễn dịch nhẹ. Phương pháp PUVA: Uống chất tăng nhạy cảm với ánh sáng ( Psovalen) sau đó tiến hành chiếu tia cực tím sóng A ( bước sóng 320 - 350 nm), trung bình 1-2 lần/ tháng, tổng số khoảng 15 lần.
  • Trị liệu bằng laser Excimer là một loại trị liệu bằng ánh sáng sử dụng laser 308 nm nhắm vào các mảng vảy nến giọt.

III. Toàn thân Methotrexate 

Dùng trong:    

  • Bệnh vảy nến nặng.                  
  •  Viêm khớp vẩy nến nặng hoặc 
  •  Bệnh đỏ da toàn thân vẩy nến hoặc 
  •  Mụn mủ lan rộng không đáp ứng với các biện pháp tại chỗ hoặc liệu pháp ánh sáng (UVB hẹp hoặc PUVA).

Methotrexate tác động vào sự tăng sinh nhanh chóng của các tế bào biểu bì. Huyết học, chức năng thận và gan cần được theo dõi. Trong việc sử dụng methotrexate cho điều trị vảy nến nên được kê bởi những bác sĩ có kinh nghiệm vì liều dùng thuốc khác nhau.

  1. Cyclosporine có thể được sử dụng cho bệnh vảy nến nặng. Được giới hạn với các đợt điều trị vài tháng và xen kẽ với các phương pháp khác. Cần kê đơn với sự hướng dẫn của bác sĩ. 
  2. Mycophenolate mofetil có thể là một lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân không đáp ứng với methotrexate hoặc cyclosporine hoặc những người bị ngộ độc thuốc.

     3. Các thuốc ức chế miễn dịch khác (ví dụ, hydroxyurea, 6-thioguanine, mycophenolate mofetil) có độ an toàn thấp và được dành riêng cho bệnh vẩy nến nặng, khó trị.

Các phương pháp điều trị toàn thân khác

Retinoids toàn thân (ví dụ, acitretin, isotretinoin) có thể có hiệu quả đối với các trường hợp vẩy nến thể mảng nặng, đáp ứng kém điều trị trước đó  bệnh vảy nến thể mủ và bệnh vẩy nến lòng bàn tay bàn chân. Thuốc có thể gây quái thai và thuốc  lâu dài trong cơ thể, phụ nữ sử dụng thuốc không được mang thai ít nhất 2 năm sau khi điều trị kết thúc. Isotretinoin khuyến cáo hạn chế mang thai, nhưng thuốc được giữ lại trong cơ thể 6 tuần . Điều trị kéo dài có thể gây ra loãng xương tự phát lan tỏa (DISH).

Các thuốc điều hòa miễn dịch : thuốc sinh học (Liệu pháp miễn dịch) bao gồm:

  • Chất ức chế yếu tố hoại tử u (TNF)-alpha (etanercept, adalimumab, infliximab, certolizumab [không qua nhau thai]). 
  • Các chất ức chế TNF-alpha làm sạch tổn thương bệnh vẩy nến, nhưng mức độ an toàn của thuốc vẫn đang được nghiên cứu. Efalizumab không còn tồn tại ở Mỹ do nguy cơ gia tăng viêm não đa ổ tiến triển. Ustekinumab, một kháng thể đơn dòng từ người nhắm đến IL-12 và IL-23, có thể được sử dụng cho bệnh vẩy nến từ vừa đến nặng. Các chất ức chế IL-23 bao gồm tildrakizumab, ranibizumab, và guselkumab. Thuốc ức chế IL-17 (secukinumab, ixekizumab, brodalumab) hiện đang được sử dụng cho bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng. Tofacitinib (một chất ức chế Janus kinase) có sẵn cho bệnh nhân viêm khớp vẩy nến; tuy nhiên, nó không được chấp thuận cho bệnh vẩy nến da. Apremilast (chất ức chế phosphodiesterase 4) là thuốc uống duy nhất có sẵn cho bệnh vẩy nến; tuy nhiên, dữ liệu sau khi đưa ra thị trường cho thấy nó không hiệu quả như chất ức chế TNF-alpha. Có một số loại thuốc mới đang được phát triển để điều trị bệnh vẩy nến, bao gồm thuốc ức chế IL-36 cho bệnh vẩy nến thể mụn (xem thêm thuốc đang được phát triển từ Quỹ Bệnh vẩy nến Quốc gia).

Lựa chọn trị liệu

Việc lựa chọn các thuốc và phối hợp cụ thể đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với bệnh nhân, luôn cân nhắc những tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị. Không có sự kết hợp lý tưởng hay chuỗi các phương pháp, nhưng việc điều trị nên càng đơn giản càng tốt. Đơn trị liệu được ưa thích, nhưng liệu pháp phối hợp là điều trị tiêu chuẩn. Lựa chọn điều trị bậc một cho bệnh vẩy nến bao gồm corticosteroid tại chỗ và dẫn xuất vitamin D3 (liệu pháp đơn trị hoặc kết hợp).

Liệu pháp quay vòng điều trị liên quan đến việc thay thế một liệu pháp này cho một liệu pháp khác sau 1 đến 2 năm để giảm các tác dụng phụ do sử dụng lâu dài và để tránh tình trạng kháng thuốc. Điều trị tuần tự đề cập đến việc sử dụng ban đầu các tác nhân mạnh (ví dụ, cyclosporine) để nhanh chóng đạt được kiểm soát sau đó sử dụng các tác nhân có tính an toàn hơn. Các tác nhân điều hòa miễn dịch làm hết hoặc gần hết tổn thương hiệu quả hơn methotrexate hoặc NBUVB.

Bệnh vẩy nến thể mảng nhẹ có thể được điều trị bằng các chất làm mềm, chất bạt sừng,corticosteroid tại chỗ, dẫn xuất vitamin D3, hoặc anthralin đơn thuần hoặc kết hợp. Tiếp xúc vừa phải với ánh sáng mặt trời có lợi, nhưng cháy nắng có thể làm tình trạng trầm trọng hơn.

Bệnh vẩy nến thể mảng trung bình tới nặng nên được điều trị bằng các tác nhân tại chỗ và cả liệu pháp quang học hoặc các thuốc toàn thân. Ức chế miễn dịch được sử dụng để kiểm soát nhanh chóng, ngắn ngày (ví dụ, cho phép một phá bỏ các phương thức khác trước đó) cho bệnh nhân nặng. Các tác nhân điều hòa miễn dịch được sử dụng cho bệnh từ trung bình đến nặng không đáp ứng với các thuốc khác.

Vẩy nến thể mảng da đầu rất khó để điều trị bởi vì chúng kháng với các liệu pháp điều trị toàn thân, và bởi vì tóc hạn chế thuốc bôi tại chỗ và bong vảy và che chắn da khỏi tia cực tím. Huyền phù giữ axit salicylic 10% trong dầu khoáng có thể được bôi vào da đầu trước khi đi ngủ bằng tay hoặc bằng bàn chải đánh răng, được che bằng mũ tắm (để tăng cường sự xâm nhập và tránh sự dây ra), và rửa sạch vào sáng hôm sau với một dầu gội đầu có hắc ín. Các dung dịch corticosteroid phù hợp về tính thẩm mỹ hơn có thể được bôi vào da đầu trong ngày. Các phương pháp điều trị này được tiếp tục cho đến khi đạt đáp ứng lâm sàng mong muốn.

Trường hợp kháng trị hoặc các mảng da đầu có thể đáp ứng với việc tiêm nội tổn thương tại bề mặt nông bằng triamcinolone được pha loãng với dung dịch muối 2,5 hoặc 5 mg/mL tùy thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Tiêm có thể gây teo tại chỗ, có thể phản tác dụng.

Nhu cầu điều trị đặc biệt cho các phân nhóm của bệnh vẩy nến được mô tả ở trên.

Đối với viêm khớp vẩy nến, điều trị toàn thân là rất quan trọng để ngăn ngừa sự phá hủy khớp; methotrexate hoặc chất ức chế TNF-alpha có thể có hiệu quả.

Bệnh vảy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ, ngứa và bong tróc da mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, tim mạch,... Nếu trên da xuất hiện những dấu hiệu của bệnh vẩy nến, người bệnh nên đi khám trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết