Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính, lành tính, có thể tự khỏi. Bệnh được Gibert mô tả năm 1860.
- Bệnh gặp ở cả hai giới nam và nữ, chủ yếu ở ngƣờì trẻ từ 10 đến 35 tuổi.
Căn sinh bệnh học cho đến nay vẫn chưa rõ. Vai trò của vi rút HHP6, HHP7 được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Bệnh đôi khi phát thành dịch nhỏ, nhất là về mùa xuân và mùa thu. Một số thuốc đƣợc cho là liên quan đến sự xuất hiện của bệnh như barbioturiques, beta bloquant, griseofulvin, ketotifen, metronidazon, omeprazon,...
Chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng
Chẩn đoán bệnh vẩy phấn hồng thường được các bác sĩ chuyên khoa da liễu xác định nhanh chóng dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu lúc bệnh mới khởi phát, vẩy phấn hồng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác như: lang ben, nấm da, chàm, vẩy nến, giang mai II.
Một số trường hợp phải cần đến các phương pháp cận lâm sàng như xét nghiệm huyết học, sinh thiết sang thương da… để xác định chẩn đoán.
Phương pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng
Thông thường, bệnh vảy phấn hồng có biểu hiện đặc trưng với các vết hồng ban kèm theo biểu hiện ngứa ngáy. Mức độ ngứa tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người bệnh:
- 25% trường hợp bệnh nhân có ngứa nhiều
- 50% trường hợp ngứa ở mức độ trung bình
- 25% là không ngứa
Bệnh có thể tự khỏi nhưng tốn rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, nếu không chăm sóc da khi bị bệnh cẩn thận, bệnh có thể chuyển biến nặng hơn và gây ra nhiều triệu chứng bệnh phức tạp.
Ngay khi phát hiện da có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Dưới đây là các biện pháp điều trị cụ thể
Nguyên tắc: Tránh những yếu tố kích ứng da. Tránh dùng các thuốc gây kích ứng dẫn đến biến chứng chàm hoặc bội nhiễm. Dùng thuốc bôi tại chỗ phối hợp toàn thân.
- Bôi kem corticosteroid loại trung bình hoặc loại nhẹ: kem hydrocortison, desonid, betamethason.
- Kem làm dịu da, mềm da, kem dưỡng ấm,... giúp làm mềm, dịu mát da, giảm cảm giác ngứa
- Kháng histamin đường uống.
Trường hợp nhiều thương tổn hoặc không đáp ứng với thuốc bôi đơn thuần, cần kết hợp điều trị tại chỗ với các biện pháp sau:
- Erythromycin:
- Người lớn: liều 1-2g/ngày x 14 ngày.
- Trẻ em: 25-40 mg/kg/ngày.
- Acyclovir: 800 mg x 4 lần/ngày trong thời gian 1 tuần.
- Chiếu tia UVB dải hẹp (bước sóng 311nm): Chiếu 5 ngày/tuần x 1-2 tuần.
- Corticoid đường uống: Được chỉ định với thể nặng, tổn thương lan tỏa, có triệu chứng toàn thân. Liều 15-20mg/ngày.
- Ngoài ra, để giảm cảm giác khó chịu, người bệnh đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt.
Nhìn chung, trước khi người bệnh sử dụng bất kì loại thuốc hay phương pháp điều trị nào, cần có sự tư vấn và tham khảo từ bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc điều trị sai bệnh khiến tính trạng da chuyển biến xấu hơn và khó điều trị hơn.