Các triệu chứng thường gặp ở bệnh vẩy nến
Triệu chứng bệnh vẩy nến
Triệu chứng bệnh vẩy nến - Ảnh: BookingCare

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh vẩy nến

Tác giả: - Xuất bản: 14/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Bệnh vảy nến có nhiều thể bệnh và biểu hiện của mỗi  thể  lại có các đặc điểm khác nhau. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người còn nhầm lẫn bệnh vảy nến với các bệnh lý da liễu khác. Cùng tìm hiểu các triệu chứng cụ thể của bệnh vảy nến trong bài viết dưới đây.

Nhắc đến bệnh vảy nến, nhiều người thường nghĩ tới tình trạng đỏ da, bong tróc và xuất hiện các sẩn hay các mảng lớn với nhiều lớp vảy màu trắng tập trung với nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những triệu chứng và rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác.

Vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Tỷ lệ mắc bệnh là 2-3 % dân số tuỳ khu vực, nam/ nữ ngang.

Tại bài viết này, chúng tôi nêu các đặc điểm lâm sàng để có thể nhận biết bệnh.

Các thể bệnh

  • VN thông thường.
  • VN thể mủ
  • Đỏ da toàn thân VN
  • Viêm khớp VN

Vảy nến thông thường. 

Vảy nến thông thường có biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất, chiếm khoảng 90%. Bệnh đặc trưng bởi sẩn, mảng đỏ tươi ranh giới rõ, trên có nhiều vảy trắng dễ bong, phân bố đối xứng. Vị trí hay gặp ở vùng tì đè, vùng bị cọ xát, vùng chấn thương, viền chân tóc. 

Phân loại theo kích thước: 

  • VN thể giọt   :  kích thước < 1cm. Thường gặp ở trẻ em và người trẻ < 30t. Có thể tự thoái triển 30%.
  • VN thể đồng tiền: kích thước 1-3cm. 
  • Vn thể mảng: kích thước lớn, diễn biến mạn tính.

Phân loại theo vị trí:

  • VN thể đảo ngược: tổn thương nằm tại các nếp gấp như: bẹn, nách, nếp gấp vú.

  • VN thể da đầu: bắt đầu ở rìa chân tóc, trên da đầu sau đó mới lan xuống thân mình. 
  • VN thể móng.

  • VN niêm mạc.
  • VN lòng bàn tay, bàn chân.

Mức độ nặng của bệnh 

Có rất nhiều thang điểm để đánh giá mức độ nặng của bệnh.

 Thang điểm hay dùng nhất là thang điểm PASI


 Vảy nến thể mủ

   Vảy nến thể mủ là một thể nặng, ít gặp của bệnh. Đặc trưng bởi mụn mủ trên nền dát đỏ, sốt cao. Bệnh có thể tự xuất hiện, hoặc chuyển từ vảy nến thể mảng do dùng thuốc không đúng cách hoặc dùng thuốc nam- thuốc bắc không rõ nguồn gốc. 

Có ba loại bệnh vẩy nến mủ, được phân loại dựa trên bộ phận xuất hiện mụn nước. Đó là:

  • Mụn mủ khu trú lòng bàn tay - bàn chân: mụn mủ trên nền dát đỏ, khu trú ở lòng bàn tay và hoặc lòng bàn chân trên 3 tháng, có thể kèm theo hoặc không kèm theo vảy nến thông thường.

Vảy nến thể mủ xuất hiện trong lòng bàn tay

  • Vảy nến thể mủ khu trú đầu chi: Tình trạng này xuất hiện trên đầu ngón tay hoặc ngón chân. Cơn đau có thể khiến người bệnh khó sử dụng ngón tay hoặc ngón chân. Trong một số ít trường hợp, nó có thể gây tổn thương móng, thậm chí là xương.
  • Vảy nến thể mủ toàn thân: khởi phát : sốt cao đột ngột 40*C, xuất hiện mảng đỏ, dát đỏ phù nề, ít khi có vảy da. Sau đó xuất hiện mụn mủ, nông,nhỏ như đầu ghim, trắng đục, riêng lẻ hoặc tập trung. Vài ngày sau sốt giảm bong vảy; sau đó tái phát đợt mới.

  • Các thể khác : Vảy nến thể mủ ở phụ nữ có thai -  Vảy nến thể mủ dạng vòng -  Vảy nến thông thường có mủ. 

Đỏ da toàn thân do vảy nến

Tình trạng da đỏ tươi, bong vảy lan tỏa, chiếm trên 90% diện tích cơ thể. Thường kèm theo tổn thương móng của vảy nến.

Toàn thân có thể sốt, rối loạn nước điện giải, phù. 

Thường là biến chứng của điều trị vảy nến thông thường bằng các thuốc không rõ nguồn gốc: thuốc nam- thuốc bắc, corticoid đường toàn thân, hay do nhiễm trùng toàn thân. 

Bệnh có nhiều nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn điện giải, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng=> cần nhập viện điều trị. 

Viêm khớp vảy nến

Tỷ lệ viêm khớp vảy nến chiếm 10-30% bệnh nhân vảy nến, trong đó 80% trường hợp có viêm khớp sau tổn thương da; 15% xuất hiện đồng thời; 5% xuất hiện trước khi có tổn thương da.

Tại khớp: sưng, nóng, đỏ, đau, 1 hoặc 2 bên cơ thể. Trường hợp nặng gây biến dạng, hạn chế vận động. Tổn thương hay gặp ở khớp ngoại vi ( khớp ngón xa và các khớp trục ( khớp cùng chậu, khớp cột sống).

Viêm điểm bám gân và phần mềm quanh khớp.

Tổn thương da và móng, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào,... 

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh lý mạn tính có tính chất dai dẳng, có thể tái phát nhiều lần và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn khiến người bệnh khó chịu, tự ti, gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. 

Trong thời gian dài, nếu không kiểm soát bệnh ổn định, người bệnh có nguy cơ cao mắc các biến chứng liên quan đến xương khớp, tim mạch,... Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích về triệu chứng cũng như các dạng bệnh thường gặp của bệnh vảy nến.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết