Viêm tinh hoàn là bệnh lý tiết niệu gây ra sưng và đau ở tinh hoàn người bệnh. Phổ biến là viêm tinh hoàn một bên. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống do các triệu chứng mà bệnh đem lại. Nguy hiểm hơn, viêm tinh hoàn kéo dài sẽ làm giảm khả năng sinh sản ở người bệnh.
Triệu chứng và dấu hiệu bệnh viêm tinh hoàn
Triệu chứng viêm tinh hoàn điển hình là cơn đau ở tinh hoàn và vùng háng. Thông thường, cơn đau tinh hoàn sẽ bắt đầu với một bên tinh hoàn rồi dần lan sang tinh hoàn còn lại. Cơn đau háng và đau tinh hoàn tương đối giống nhau, vì vậy người bệnh có thể sẽ nhầm lẫn viêm tinh hoàn thành các bệnh gây ra cơn đau vùng khác háng.
Khi xuất hiện cơn đau bất thường ở háng bẹn, cần quan sát tình trạng sức khỏe cơ thể, đặc biệt là phần da bìu ở tinh hoàn. Nếu người bệnh cũng có những cơn đau ở phần da bìu thì đó chính là dấu hiệu lâm sàng của sự tổn thương ở tinh hoàn.
Các triệu chứng thường gặp mà nam giới có thể nhận biết bệnh viêm tinh hoàn là:
- Biểu hiện tại tinh hoàn: Bìu sưng đau nhiều bên bị viêm, có thể tấy đỏ, cảm giác tức nặng, sờ vào tinh hoàn thấy cứng và cảm giác đau tăng, đau khi quan hệ tình dục, tràn dịch màng tinh hoàn mức độ nhẹ. Khi xuất tinh có thể có máu lẫn mủ cùng tinh dịch.
- Biểu hiện tại cơ quan tiết niệu: Có thể có biểu hiện nhiễm trùng tiết niệu đi kèm như tiểu buốt, cảm giác đau vùng hạ vị.
- Các biểu hiện toàn thân khác: Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể,...
Các biến chứng của viêm tinh hoàn có thể bao gồm:
- Teo tinh hoàn. Viêm tinh hoàn cuối cùng có thể làm cho tinh hoàn bị ảnh hưởng do tái phát nhiều lần.
- Áp xe bìu. Các mô bị nhiễm trùng chứa đầy mủ.
- Khô khan. Đôi khi, viêm tinh hoàn có thể gây vô sinh hoặc sản xuất testosterone không đủ (suy sinh dục). Nhưng những điều này ít xảy ra hơn nếu viêm tinh hoàn chỉ ảnh hưởng đến một tinh hoàn.
Chẩn đoán bệnh viêm tinh hoàn
Bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe để kiểm tra xem tinh hoàn có bị sưng và đau không. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ cần người bệnh cung cấp thông tin bệnh sử, các nguy cơ có khả năng dẫn đến viêm tinh hoàn như lịch sử tiêm phòng quai bị, tình trạng sức khỏe tiết niệu. Bạn cũng có thể sẽ thực hiện các xét nghiệm sau đây:
- Chẩn đoán tình trạng trực tràng và nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt
- Xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, bao gồm cả xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục.
- Siêu âm để đo lưu lượng máu trong tinh hoàn. Xét nghiệm này giúp loại trừ tình trạng xoắn tinh hoàn, một tình huống khẩn cấp làm giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn.
Ngay khi nhận thấy bạn đang gặp phải những dấu hiệu trên, hãy đến thăm khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị viêm tinh hoàn phù hợp.