Phương pháp điều trị viêm giác mạc
Phương pháp điều trị viêm giác mạc
cách chữa viêm giác mạc
Cách chữa viêm giác mạc theo từng loại bệnh - Ảnh: BookingCare

Phương pháp điều trị viêm giác mạc

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 25/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 25/12/2023
Viêm giác mạc có nhiều loại và nguyên nhân gây ra cũng đa dạng. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các cách chữa trị viêm giác mạc cụ thể để giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh.

Viêm giác mạc là một vấn đề phổ biến liên quan đến mắt. Nó có thể gây ra nhiều khó khăn về thị lực và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều trường hợp sau khi điều trị khỏi viêm giác mạc vẫn để lại di chứng sẹo giác mạc làm giảm thị lực

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng viêm giác mạc. Trong bài viết này, BookingCare sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách chữa viêm giác mạc hiệu quả.

Phương pháp điều trị viêm giác mạc

Điều trị viêm giác mạc không do nhiễm trùng

Điều trị viêm giác mạc không do nhiễm trùng thay đổi tùy theo nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, đối với trường hợp không biến chứng, ví dụ như viêm giác mạc gây ra bởi một tổn thương hoặc sử dụng kính áp tròng kéo dài, bác sĩ có thể chỉ chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt.

Điều trị viêm giác mạc truyền nhiễm

Viêm giác mạc truyền nhiễm bao gồm các nguyên do như nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, nhiễm nấm hoặc nhiễm kí sinh trùng. Mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau:

  • Viêm giác mạc do vi khuẩn: Đối với viêm giác mạc do vi khuẩn nhẹ, thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn có thể điều trị hiệu quả. Nếu nhiễm trùng từ trung bình đến nặng, có thể cần dùng kháng sinh uống.
  • Viêm giác mạc do nấm: Viêm giác mạc do nấm thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt chống nấm và thuốc kháng nấm đường uống.
  • Viêm giác mạc do virus: Nếu một virus gây ra nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ mắt kháng virus và thuốc kháng virus đường uống. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể không có khả năng loại bỏ hoàn toàn các virus và tình trạng viêm giác mạc do virus vẫn có thể tái phát trở lại.
  • Viêm giác mạc do ký sinh trùng. Đó là viêm giác mạc do ký sinh trùng acanthamoeba gây ra. Kháng sinh nhỏ mắt có thể được áp dụng, nhưng một số bệnh nhân nhiễm trùng acanthamoeba kháng thuốc. Trường hợp nặng của viêm giác mạc do ký sinh trùng có thể phải ghép giác mạc.

Nếu viêm giác mạc không đáp ứng với thuốc, hoặc tạo sẹo giác mạc dẫn đến tổn thương vĩnh viễn đến giác mạc làm giảm thị lực, bác sĩ có thể đề nghị ghép giác mạc.

Lưu ý phòng ngừa viêm giác mạc

Sau khi điều trị viêm giác mạc, hãy luôn giữ những thói quen có ích dưới đây:

  • Đeo kính bảo vệ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, như bụi, hóa chất, ánh sáng mạnh
  • Tránh tiếp xúc với nước biển, hồ bơi không vệ sinh hoặc các nguồn nước có thể chứa vi khuẩn hoặc virus 
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm mắt không rõ nguồn gốc hoặc hết hạn sử dụng 
  • Tránh chạm tay vào mắt mà không rửa tay trước đó và tránh chia sẻ các vật dụng cá nhân như khăn mặt, gương mắt với người khác 
  • Nếu đang sử dụng kính áp tròng, hãy tuân thủ các quy tắc vệ sinh và thay kính đúng cách 
  • Bổ sung chế độ ăn uống giàu vitamin A và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt
  • Chỉ sử dụng thuốc nhỏ mắt khi được bác sĩ khám và kê đơn, không tự ý mua thuốc nhỏ mắt vì thuốc này có thể nằm trong danh mục chống chỉ định với bệnh của bạn

Khi bạn đọc nhận thấy những dấu hiệu viêm giác mạc, hãy nhanh chóng thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt để được thăm khám và tư vấn những phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết