Cách sơ cứu chó cắn an toàn nhất
Sơ cứu vết thương chó cắn
Sơ cứu vết thương chó cắn đúng cách tránh biến chứng nhiễm trùng - Ảnh: BookingCare

Cách sơ cứu chó cắn an toàn nhất

Tác giả: - Xuất bản: 24/04/2024 - Cập nhật lần cuối: 25/04/2024
Hiện nay, chó là thú cưng được nhiều gia đình chọn nuôi. Mặc dù chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ, nhưng không thể tránh khỏi rủi ro bị chó cắn kể cả chủ hay người lạ. Vì vậy, bất kỳ ai nuôi thú cưng và không nuôi cũng nên biết cách sơ cứu khi bị chó cắn để bảo vệ mình cũng như người xung quanh.

Chó là vật nuôi rất phổ biến trong gia đình ở nước ta. Đây là loài vật được huấn luyện gần gũi, thân thiện với con người, thậm chí như một thành viên trong gia đình, giúp đỡ được con người trong các hoạt động hằng ngày. Nhưng vẫn có thể xảy ra nguy cơ bị cắn khi đùa giỡn hoặc tiếp xúc với chúng. Sẽ thật nguy hiểm nếu cún cưng của bạn chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Bên cạnh đó, liệu bạn đã biết cách sơ cứu khi bị chó cắn? Bài viết dưới đây là những chỉ dẫn ngắn gọn về cách sơ cứu khi bị chó cắn. 

Bị chó cắn nguy hiểm như thế nào? 

Chăm sóc vật nuôi rất kỹ càng mới giữ được sạch sẽ cho chúng. Răng miệng của vật nuôi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, cả vi khuẩn yếm khí và ái khí. Khi cắn vào phần mềm, răng của chúng sẽ cắm sâu vào thịt, gây chảy máu, đồng thời đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể một cách nhanh chóng.

Người bị chó cắn cho thể chết vì mất máu nếu cắn vào động mạch, cũng có thể chết tình tình trạng nhiễm khuẩn nặng nề (uốn ván, nhiễm khuẩn huyết,...)

vết thương chó cắn
Vết thương chó cắn - Ảnh: Istock 

Cách sơ cứu nhanh nhất khi thị chó cắn

Nếu bạn bị chó cắn, bạn cần nhanh chóng hành động kịp thời để giảm nguy cơ, mất màu, nhiễm trùng.

Dưới đây là các bước sơ cứu khi bị chó cắn:

  • Rửa sạch vùng da bị chó cắn 
    • Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm hoặc nước muối sinh lý ít nhất 15 phút.
    • Nếu không có xà phòng, hãy rửa bằng nước sạch chảy liên tục trong 15 phút.
    • Mục đích là để loại bỏ nước bọt của chó có chứa virus dại và vi khuẩn.
  • Cầm máu: Cầm máu vị trí bị cắn bằng khăn hoặc vải sạch đè ép đế ngăn máu chảy. Mặc dù không phải tất cả các vết cắn của chó đều chảy máu nhưng vết cắn sâu có thể dẫn đến chảy máu nhiều.
  • Che chắn vết cắn: Dùng băng khô, sạch (chẳng hạn như băng vô trùng) để che vết cắn. Điều này giúp bảo vệ vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng thêm.
  • Nếu có thể, hãy theo dõi sức khỏe của con chó trong 10 ngày sau khi bị cắn.
  • Nếu con chó có biểu hiện bất thường như sốt, bỏ ăn, quỵt ngã, hoặc chết, hãy đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng dại.
  • Đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiêm chủng phòng ngừa uốn ván, dại. 

Những dấu hiệu nhiễm trùng khi bị chó cắn 

Hãy nhớ rằng tất cả các vết thương do chó cắn, ngay cả những vết thương nhỏ, cần được theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng cho đến khi chúng lành hoàn toàn như sau: 

  • Đỏ, sưng tấy
  • Chảy mủ
  • Chạm vào vết thương đau
  • Nếu vết thương trở nên trầm trọng hơn, bạn cảm thấy đau hoặc bị sốt, hãy đến cơ sở ý tế ngay lập tức. 
  • Ngoài ra, bạn cần hỏi chủ của chú chó về vấn đề tiêm phòng dại cũng như theo dõi những biểu hiện bất thường của chó trong ít nhất 1 tuần để phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh của chúng. 

Ngày nay, y tế được phổ cập đến người dân rất rộng rãi, nên những nguyên tắc cơ bản của sơ cứu vết thương chó cắn cũng được người dân biết đến nhiều, đặc biệt là vấn đề tiêm phòng sau khi bị chó cắn. Chính vì vậy, những biến chứng nặng nề như uốn ván, mắc bệnh dại cũng ít gặp hơn. 

Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết