Sâu răng là vấn đề sức khỏe rất phổ biến ở trẻ em. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ và không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này, điều trị sâu răng đúng cách và kịp thời là cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, BookingCare sẽ hướng dẫn cách điều trị sâu răng cho trẻ theo từng độ tuổi.
Sâu răng ở trẻ khá dễ nhận biết, tuy nhiên với những giai đoạn sâu khác nhau sẽ có những dấu hiệu sâu răng khác nhau. Cha mẹ cần để ý một số dấu hiệu theo 4 cấp độ sâu răng để sớm phát hiện và cho trẻ đi khám kịp thời, tránh để lâu gây viêm tủy răng:
Ở các độ tuổi khác nhau, trẻ đều có thể bị sâu răng với nhiều lý do khác nhau. Trong đó, theo các nha sĩ, nguyên nhân chủ đạo gây sâu răng ở trẻ bao gồm các yếu tố sau:
Ngoài ra, di truyền cũng có thể là một nhân tố góp phần trong việc trẻ bị sâu răng. Nếu có lịch sử sâu răng trong gia đình, trẻ có nguy cơ mắc cao hơn.
Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng từ 8 tháng tuổi và đầy đủ răng sữa sau khi 2 tuổi. Giai đoạn này các bé thường không thể tự quản lý việc chăm sóc răng miệng, vì vậy việc chăm sóc răng cho con chủ yếu là do cha mẹ. Nếu các bé 1 - 2 tuổi bị sâu răng, ba mẹ có thể:
Điều trị sâu răng mới: Nếu phát hiện sâu răng ở độ tuổi này, cần đưa trẻ đến nha sĩ để điều trị sớm.
Chăm sóc răng đúng cách: Trong giai đoạn khi răng của bé chưa mọc hoặc chỉ có một vài chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc, cần làm sạch nướu cho bé bằng gạc mềm thấm nước ấm sạch hoặc dung dịch nước muối pha loãng.
Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu tự chải răng một cách dần dần, nhưng vẫn cần sự giám sát của người lớn. Với độ tuổi 2 - 4 tuổi, cách điều trị sâu răng cho bé bao gồm:
Điều trị sâu răng: Nếu có sâu răng, nha sĩ có thể thực hiện việc làm sạch và trám vết sâu.
Giáo dục về chăm sóc răng: Dạy và tạo thói quen cho trẻ về cách chải răng đúng cách và sử dụng kem đánh răng có fluoride. Theo dõi chế độ ăn uống của trẻ và hạn chế đồ ăn có đường.
Lưu ý: Việc sử dụng kem đánh răng có chứa flouride cần có sự tư vấn của nha sĩ uy tín.
Trẻ ở độ tuổi này có khả năng chăm sóc răng miệng một cách độc lập, nhưng cần được khuyến khích và giám sát. Cách điều trị sâu răng cho trẻ 5 tuổi trở lên:
Tái khoáng răng: Nếu chớm sâu răng ở răng sữa, bác sĩ có thể tái khoáng răng sâu hoàn toàn không gây đau nhức cho bé. Biện pháp này sử dụng các vật liệu Calcium, Phosphate, Flour để phủ lên lỗ sâu giúp men răng phục hồi, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển.
Trám răng: Đối với các trường hợp sâu răng nặng hơn, bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ sâu răng và lấp trống bằng các vật liệu như composite hoặc gia công phù hợp.
Tạo thói quen chăm sóc răng: Khuyến khích trẻ chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày sau ăn. Hãy cảnh báo về tác hại của thức ăn và đồ uống có đường.
Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn và thức ăn còn sót lại trên răng sau khi ăn không được vệ sinh lâu dần tích tụ acid trên răng, làm mềm men răng cho đến khi hình thành một lỗ hoặc khoang sâu.
Vì vậy, để phòng ngừa sâu răng ở trẻ, ba mẹ cần chú ý:
Điều trị sâu răng cho trẻ là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo răng của trẻ phát triển mạnh khỏe. Cần tạo cho trẻ thói quen chăm sóc răng đúng cách và đưa trẻ đến nha sĩ định kỳ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các phụ huynh thông tin hữu ích về chăm sóc răng miệng cho trẻ.