Cẩm nang hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà

Tác giả: - Xuất bản: 28/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 13/01/2025
Cẩm nang hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà - Ảnh: BookingCare
Cẩm nang hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà - Ảnh: BookingCare
Tìm hiểu thêm về quy trình đo huyết huyết áp tại nhà cũng như một số lưu ý để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất trong bài viết dưới đây từ BookingCare.

Chỉ số huyết áp thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, gồm thời điểm đo, tâm trạng khi đo, các hoạt động trước và sau khi đo. Do đó, việc tự đo và theo dõi huyết áp tại nhà là một trong những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp, nhất là trong trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng tăng huyết áp ẩn giấu hay tăng huyết áp áo choàng trắng.

Những ai cần theo dõi huyết áp tại nhà

Việc theo dõi huyết áp tại nhà được khuyến cáo nên thực hiện đối với cả những người mắc hoặc không mắc bệnh tăng huyết áp:

  • Đối với những người chưa được chẩn đoán tăng huyết áp: Từ 30-40 tuổi nên tiến hành đo huyết áp khoảng 1 tháng 1 lần. Nếu thấy huyết áp cao dù chỉ một chút thôi cũng cần đo nhiều lần hơn, ví dụ mỗi tháng 2-4 lần. Với những người có yếu tố nguy cơ mắc tăng huyết áp (tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp, cũng nên theo dõi huyết áp nhiều lần trong tháng
  • Đối với những người đã được chẩn đoán tăng huyết áp: Nên thực hiện đo huyết áp hàng ngày. Nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu đo 2-3 lần/ngày hoặc nhiều lần hơn. Lưu ý chỉ nên dùng một loại máy đo huyết áp để việc theo dõi đảm bảo chính xác

Vì phải đo nhiều lần như vậy nên mỗi gia đình cần có một máy đo huyết áp cho việc kiểm tra huyết áp. Hiện nay, có nhiều loại máy đo huyết áp điện tử chạy bằng pin hoặc điện rất tiện cho người sử dụng và cho kết quả chính xác.

Hướng dẫn quy trình đo huyết áp tại nhà

Các loại máy đo huyết áp

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty thiết bị y tế cung cấp máy đo huyết áp với nhiều mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, máy đo huyết áp được chia làm 3 loại:

  • Máy đo huyết áp thủy ngân: Thiết bị gồm một thước đo có hình trụ dài với vỏ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, bên trong chứa thủy ngân để đo lường các áp lực. Vì cấu tạo cồng kềnh và các bước tiến hành đo phức tạp nên thiết bị này hiện nay ít được sử dụng
  • Máy đo huyết áp đồng hồ cơ: Cấu tạo của thiết bị này đơn giản hơn, bao gồm một quả bóng cao su để bơm căng áp lực kèm theo đồng hồ đo, băng quấn tay và ống nghe chuyên dụng. Khi thao tác đo thiết bị này sẽ phải cần có người hỗ trợ
  • Máy đo huyết áp điện tử: Đây là thiết bị đo hiện đại nhất và thao tác đo cũng đơn giản nhất và cho kết quả chính xác hơn hai loại máy kia. Cấu tạo máy cũng rất đơn giản, chỉ bao gồm một băng quấn tay kết nối với một thiết bị có màn hình điện tử để hiển thị kết quả. 

Các bước đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử

Thực hiện đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử đúng cách và đảm bảo chính xác nên thực hiện theo các bước sau:

  • Kiểm tra thiết bị: Hãy chắc chắn rằng thiết bị của bạn đang hoạt động tốt, pin đủ, sạch sẽ, không bám bụi kèm băng quấn tay cùng kích cỡ vì nếu băng quấn nhỏ có thể sẽ làm tăng 2 – 10 mmHg
  • Đảm bảo cơ thể ở tư thế ổn định khi đo: Bạn nên ngồi xuống và thở đều đặn, dành vài phút để thư giãn nhẹ nhàng trước khi đo huyết áp. Huyết áp có thể tăng và giảm phụ thuộc vào trạng thái của cơ thể, nếu bạn lo lắng, huyết áp có thể tăng lên gây tăng huyết áp khiến kết quả đo không còn chính xác
  • Quấn băng tay của máy đo: Hãy làm theo đúng hướng dẫn sử dụng của loại máy bạn đang dùng về vị trí đặt, mức độ đóng chặt của dải quấn. Lưu ý: Quấn vào tay trần vì áo chèn băng quấn sẽ làm tăng 5 – 50 mmHg
  • Tư thế tay: Cánh tay của bạn phải có vật phẳng làm chỗ tựa, cánh tay không có chỗ tựa làm tăng 10mmHg. Nên đặt cánh tay ngang trái tim của bạn, vì nếu cánh tay ở vị trí cao hơn so với tim thì chỉ số huyết áp có thể thấp. Nếu cánh tay được định vị dưới mức của tim, chỉ số áp suất máu của có thể cao. Mép dưới của băng quấn nên ở ngay trên nếp gấp khuỷu tay của bạn
  • Ngồi đúng tư thế: Lưng thẳng và tựa lưng vào ghế, bàn chân chạm hoàn toàn xuống đất và hai chân không bắt chéo nhau, do bắt chéo chân làm tăng 2 – 8 mmHg. Hơi thở sâu và bình tĩnh. Vòng băng đo huyết áp ngang với tim
  • Vận hành máy theo sự hướng dẫn sử dụng của máy mà bạn sở hữu

Cách đọc chỉ số huyết áp

Dù bạn tiến hành đo huyết áp bằng thiết bị nào thì các chỉ số đường huyết đều sẽ hiển thị bằng hai chỉ số, một số cao và một số thấp.

Trong đó, chỉ số cao là chỉ số huyết áp tâm thu còn chỉ số thấp là huyết áp tâm trương. Trong máy đo huyết áp điện tử, chỉ số tâm thu sẽ hiển thị trước hoặc ở bên trên màn hình hiển thị, còn chỉ số tâm trương sẽ hiển thị sau hoặc ở dưới màn hình hiển thị. Đơn vị đo huyết áp được hiển thị là mmHg (đọc là milimet thủy ngân)

Dựa vào chỉ số này giúp xác định được huyết áp của bận là cao, thấp hay bình thường. Tham khảo các chỉ số quy ước trong bảng sau từ Hiệp hội Tim mạch Việt Nam:

 

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

Huyết áp bình thường

< 120 mmHg

< 80 mmHg

Huyết áp cao

> 140 mmHG

> 90mmHg

Tiền cao huyết áp

120 - 139 mmHg

80 - 89 mmHg

Huyết áp thấp

< 90 mmHg

< 60 mmHg 

Một số lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

Để kết quả đo huyết tại nhà chính xác, cần lưu ý một số 

  • Nghỉ ngơi: Tránh hút thuốc, đồ uống có caffeine, không tập luyện thể lực trong vòng 30 phút trước khi thực hiện cách đo huyết áp, đảm bảo nghỉ ngơi yên lặng trên 5 phút trước khi đo và làm trống bàng quang vì bàng quang đầy làm tăng 10mmHg.
  • Đo nhiều lần: Hơn 2 lần đo, cách nhau ít nhất 1 phút, đo huyết áp vào buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi tối trước khi ăn nhẹ, đi ngủ. Ngoài ra, với bệnh cao huyết áp, nên đo cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng.
  • Không nói chuyện khi đang đo huyết áp: Mất tập trung và nói chuyện làm tăng 10mmHg
  • Nếu huyết áp tâm thu hoặc tâm trương cao nằm ngoài phạm vi cho phép, biểu tượng nhịp tim sẽ nhấp nháy khi kết quả đo được hiển thị
  • Nên ghi lại chỉ số huyết áp sau mỗi lần đo để tiện theo dõi, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình

Hiện nay, ứng dụng BookingCare đã cho ra mắt tính năng mới giúp nhập và theo dõi các chỉ số cơ thể (gồm chỉ số huyết áp, đường huyết, mỡ máu,...) ngay trên điện thoại với nhiều tiện ích như:

  • Không mất thời gian ghi chép giấy tờ
  • Tự động đánh giá chỉ số của bạn là cao/thấp/bình thường theo quy chuẩn y tế
  • Tự động tạo biểu đồ xu hướng các chỉ số theo thời gian
  • Lưu trữ lịch sử theo dõi đường huyết tại một nơi để tiện theo dõi, trao đổi với bác sĩ

Ngoài ra, ứng dụng BookingCare còn kết nối với hàng trăm cơ sở y tế và bác sĩ trên toàn quốc giúp bạn dễ dàng đặt câu hỏi, nhận tư vấn trực tuyến với bác sĩ hoặc đặt khám tại cơ sở y tế theo nhu cầu. 

Tải ứng dụng và trải nghiệm ngay TẠI ĐÂY.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết