Cần đưa trẻ Viêm tai giữa đi khám ngay khi có những triệu chứng sau

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 17/06/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa, là bệnh thường gặp ở trẻ em. Không ít ba mẹ chủ quan cho rằng viêm tai giữa ở trẻ có thể tự khỏi, không chú ý điều trị khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, trở thành bệnh mạn tính và khó chữa dứt điểm. 

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ - Ảnh: Vinmec

Viêm tai giữa (dân gian còn gọi là bệnh thối tai) là một trong những bệnh lí phổ biến về Tai Mũi Họng trẻ em. Viêm tai giữa có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ kém và cấu trúc tai chưa phát triển hoàn toàn. 

Không ít ba mẹ thường chủ quan vì cho rằng viêm tai giữa ở trẻ có thể tự khỏi, không đi khám Tai Mũi Họng, cũng không chú ý điều trị khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng, trở thành bệnh mạn tính và khó chữa dứt điểm. 

Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm tai giữa

Phụ huynh có thể nhận biết trẻ bị viêm tai giữa dựa trên một số dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Sốt 
  • Trẻ kêu đau tai 
  • Chảy mủ, dịch từ ống tai
  • Kém phản ứng với âm thanh 
  • Trẻ dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
  • Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy
  • Triệu chứng đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn...
Triệu chứng Viêm tai giữa trẻ em
Triệu chứng Viêm tai giữa trẻ em - Ảnh: beyeu

Cần đưa trẻ viêm tai giữa đi khám ngay khi có những triệu chứng sau

Một số trường hợp viêm tai giữa ở trẻ cần được đưa đi khám và điều trị ngay tại cơ sở y tế uy tín, tránh hệ quả về sau. Khi có các biểu hiện xấu như:

  • Sốt
  • Nôn nhiều
  • Nhức đầu
  • Rét run
  • Tổng trạng suy sụp
  • Trẻ lớn kêu chóng mặt.

Những trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện của viêm tai giữa nên nhập viện để điều trị và theo dõi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ có diễn biến nặng và nguy hiểm. 

Bệnh Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa ở trẻ em không nguy hiểm nếu được chẩn đoán, chăm sóc và điều trị đúng cách. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa, ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp. 

Nếu không điều trị, để bệnh diễn tiến nặng trong thời gian dài có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: 

  • Giảm thính lực, khiến trẻ chậm nói
  • Gây viêm các tổ chức xương lân cận, viêm tai xương chũm
  • Thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ
  • Điếc vĩnh viễn...

Nếu chưa đưa bé đi khám ngay được, phụ huynh có thể tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ chuyên khoa. Dựa trên triệu chứng và hình ảnh, video... bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị và hướng dẫn chăm sóc cho bé tại nhà. 

Viêm tai xương chũm là biến chứng rất nguy hiểm thường gặp sau viêm tai giữa 1 - 2 tuần.

Nếu một thời gian sau khi trẻ bị viêm tai giữa, đột nhiên xuất hiện các triệu chứng của tai như: Trẻ sốt cao trở lại, người hốc hác, trẻ lớn kêu đau tai, đau lan lên nửa đầu, chảy mủ tai tăng... Cần cho đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng ngay.

Vì nếu viêm tai xương chũm không điều trị đúng cách sẽ dẫn tới viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm. Đây là một bệnh cấp cứu trong Tai Mũi Họng, nếu không điều kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng.

Phương pháp điều trị Viêm tai giữa trẻ em

Tùy giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị sẽ khác nhau: Viêm tai giữa cấp thường được chia làm 3 giai đoạn (việc điều trị phải dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Tai Mũi Họng):

  • Giai đoạn sung huyết
  • Giai đoạn ứ mủ
  • Giai đoạn vỡ mủ
Giai đoạnCách điều trị

Sung huyết

  • Chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.
  • Kháng sinh nhóm B lactam kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

Ứ mủ 

  • Bác sĩ sẽ cân nhắc việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ
  • Kết hợp sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết

Vỡ mủ

  • Dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng
  • Điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ rất có ý nghĩa
  • Kết hợp với thuốc điều trị toàn thân khác 

Thời gian điều trị viêm tai giữa diễn ra tối thiểu trong 8 ngày. Nếu màng nhĩ không có dấu hiệu bị thủng thì sẽ dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa.

Nếu màng nhĩ thủng có thể nhỏ tai trong 3 - 4 ngày đầu (loại không độc cho tai) để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ làm bít dẫn lưu rồi sau đó rửa bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già. Ngoài ra có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.

Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng xuất hiện các biến chứng nặng hơn và điều trị nội khoa không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.

Viêm tai giữa trẻ em có thể chữa trị dứt điểm và không gây biến chứng nguy hiểm nếu ba mẹ phát hiện sớm và có phương án xử trí khoa học cũng như có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý chăm sóc và vệ sinh cho trẻ viêm tai giữa

Chăm sóc viêm tai giữa là một trong những khâu quan trọng để bệnh nhân nhanh khỏi bệnh, đặc biệt là chăm sóc viêm tai giữa cho trẻ nhỏ.

Chăm sóc cho người viêm tai giữa cần chú ý chế độ vệ sinh, ăn uống và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Nếu tai chảy mủ, chảy dịch cần làm sạch bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng, không nên lau quá sâu để tránh tổn thương tai
  • Rửa mũi cho trẻ từ 2 - 3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý ấm
  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa trong ngày
  • Khi trẻ sốt nên chườm ấm, mặc quần áo mỏng mát, thấm hút tốt, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
  • Ở phòng sạch sẽ, thoáng mát, không đóng kín cửa
  • Với trẻ còn bú mẹ hoàn toàn, tăng số lần bú trong ngày

Ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của bé. Khi thấy trẻ có những biểu hiện bệnh nặng hơn, không đỡ thì cần đi khám Tai Mũi Họng ngay để điều trị kịp thời.

Xem thêm Video

  • Triệu chứng, biến chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em - BV Đa khoa Phương Đông
  • Nguồn: BV Đa khoa Phương Đông 
  • Thời lượng: 3 phút 14 

Trên đây là thông tin những thông tin cần biết về bệnh viêm tai giữa để bệnh nhân và người nhà có thể tham khảo. Khi có dấu hiêu viêm tai giữa, tốt nhất bệnh nhân vẫn nên đi khám với các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh viêm tai giữa. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/tai-mui-hong/benh-hoc-tai-giua---viem-tai-giua-man-tinh/991/
2. https://vnexpress.net/lam-sao-phat-hien-viem-tai-giua-o-tre-2259723.html
3. https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-viem-tai-giua-va-dieu-tri-viem-tai-giua-n86965.html
4. https://suckhoedoisong.vn/phau-thuat-vi-viem-tai-giua-n32987.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/