Viêm xương chũm là gì, đi khám ở đâu

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 06/05/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Viêm xương chũm là hiện tượng viêm nhiễm của mỏm chũm. Người ta nhận thấy rằng khi bị viêm tai giữa thì thường có phản ứng viêm của tất cả những tế bào chũm.

Viêm xương chũm là gì, đi khám ở đâu
Viêm xương chũm là gì, đi khám ở đâu (Ảnh: Internet)

Viêm xương chũm là gì?

Viêm xương chũm là hiện tượng viêm nhiễm của mỏm chũm. Người ta nhận thấy rằng khi bị viêm tai giữa thì thường có phản ứng viêm của tất cả những tế bào chũm. Thể nhẹ của viêm các tế bào chũm thì gọi là phản ứng xương chũm, nó thường gắn liền với quá trình viêm tai giữa và sẽ lành bệnh cùng lúc với viêm tai giữa.

Trái lại nếu viêm xương chũm thứ phát sau viêm tai giữa thì nó sẽ tự phát triển đó là viêm xương chũm thật sự, và phương pháp điều trị là phẫu thuật. Hiện nay viêm xương chũm đơn thuần rất hiếm gặp. Người bệnh nên tới các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để khám, chẩn đoán bệnh kịp thời và an toàn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường là do viêm tai giữa cấp. Viêm tai giữa mạn tính thông thường thì không đưa đến viêm xương chũm do sự ngăn cách của các tế bào chũm phía sau. Tuy nhiên, viêm tai giữa mạn tính mưng mủ có thể thứ phát sau viêm xương chũm mạn nhất là xương chũm quá thông bào.

Ngoài ra viêm xương chũm còn có thể do các bệnh như là cảm cúm, sốt tinh hồng nhiệt.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng cơ năng

Đau nhiều ở vùng mỏm chũm, có thể lan đến đau nửa đầu

Triệu chứng chức năng

Giảm thính lực do bệnh lý viêm tai giữa trước đó; mất thăng bằng do hiện tượng viêm nhiễm ở vùng tiền đình.

Triệu chứng thực thể

Nếu xương chũm viêm nhiễm, mưng mủ ở mặt trong của xương chũm thì ta thấy sưng nề ở mặt ngoài mỏm chũm, nếu tình trạng nặng hơn thì sẽ có dấu hiệu xóa mờ rãnh sau tai. Khi ta ấn vào vùng mỏm chũm thì bệnh nhân sẽ rất đau nhói ở năm điểm sau đây:

  • Sào bào
  • Dưới sào bào
  • Mỏm chũm
  • Vùng sau trên
  • Vùng sau dưới
Viêm tai xương chũm - Ảnh: suckhoedoisong.vn

Triệu chứng toàn thân

Rất thay đổi, đôi khi bệnh nhân sốt cao nhưng thường nhất là sốt nhẹ khoảng 38,5 độ. Mạch nhanh

Dấu hiệu khi soi tai

Chảy mủ tai, mủ đặc, vàng. Sau khi hút sạch thấy màng nhĩ căng phồng, đỏ.

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán phân biệt

Các bệnh lý không liên quan đến xương chũm: viêm hạch sau tai, áp xe thành bên họng.

Chẩn đoán xác định

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, cần phải cho chụp phim tư thế Schuller và so sánh giữa bên bệnh với bên lành. Các dấu hiệu thường gặp là:

  • Mờ toàn bộ các tế bào nhưng vẫn còn thấy được các vách tế bào chũm, đây là dấu hiệu phản ứng xương chũm xảy ra trong trường hợp viêm tai giữa cấp.
  • Mờ tòan bộ các tế bào và có phá hủy các vách tế bào chũm tạo thành một khối đa thùy (do có tụ mủ bên trong),đây là dấu hiệu viêm xương chũm.

Các biến chứng của viêm xương chũm cấp

XƯƠNG THÁI DƯƠNG

NỘI SỌ

Viêm xương chũm xuất ngoại

Viêm màng não

Thủng màng nhĩ

Áp xe não

Liệt mặt

Viêm tắc xoang TM bên

Viêm mê nhĩ

Sũng nước não thất

Điều trị

Điều trị nội khóa

Kháng sinh, kháng viêm, corticoid. 

Điều trị ngoại khoa

Tùy theo mức độ bệnh có thể mở sào bào (thường áp dụng cho trẻ em),sào bào-thượng nhĩ, khoét rỗng đá chũm. Để đảm bảo an toàn thì nên tới các địa chỉ, phòng khám uy tín có bác sĩ tai mũi họng giỏi để thăm khám. Người bệnh cũng có thể đặt lịch khám tai mũi họng qua BookingCare để được lựa chọn bác sĩ và tiết kiểm thời gian chời đợi.

 
 
Tài liệu tham khảo
Pgs.Ts Nhan Trừng Sơn - Tai Mũi Họng nhập môn - Nhà xuất bản Y học 2016.
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/