Để chẩn đoán cao huyết áp cần thực hiện đo đúng theo quy trình và hướng dẫn của cán bộ y tế để đạt được kết quả chính xác nhất. Dựa vào kết quả này, giúp các bác sĩ xác định được cụ thể tình trạng tăng huyết áp của bạn đang ở phân độ nào để có phương hướng điều trị phù hợp.
Quy trình đo huyết áp trong chẩn đoán tăng huyết áp
Quy trình đo huyết áp cần phải thực hiện đúng theo quy trình để đảm bảo kết quả chính xác, làm cơ sở để chẩn đoán bệnh. Người bệnh cũng như chuyên gia y tế cần thực hiện theo hướng dẫn đo huyết áp sau đây từ Bộ Y tế:
- Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.
- Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.
- Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không.
- Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.
- Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạnh cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).
- Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
- Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
- Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.
- Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp).
- Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg) không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo.
Các chỉ số quan trọng để chẩn đoán tăng huyết áp
Theo Hiệp hội Tim mạch học Việt Nam, chẩn đoán tăng huyết áp cần dựa vào ba yếu tố:
(1) Trị số huyết áp
(2) Đánh giá cao nguy cơ tim mạch toàn thể thông qua tìm kiếm các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích, bệnh lý hoặc dấu chứng lâm sàng kèm theo
(3) Xác định nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp
Cụ thể, dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo, bác sĩ sẽ chẩn đoán tăng huyết áp dựa vào ngưỡng đo huyết áp theo bảng sau:
Bảng 1. Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo (theo vncdc)
|
Huyết áp tâm thu |
Huyết áp tâm trương |
1. Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình 2. Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ 3. Tự đo tại nhà (đo nhiều lần) |
≥ 140 mmHg ≥ 130 mmHg ≥ 135 mmHg |
và/hoặc |
≥ 90 mmHg ≥ 80 mmHg ≥ 85 mmHg |
Ngoài ra, dựa vào trị số huyết áp, bác sĩ cũng sẽ xác định được phân độ tăng huyết áp:
Phân độ huyết áp |
Huyết áp tâm thu (mmHg) |
Huyết áp tâm trương (mmHg)
|
Huyết áp tối ưu |
< 120 |
< 80 |
Huyết áp bình thường |
120 – 129
|
80 – 84 |
Tiền tăng huyết áp |
130 - 139 |
85 – 89 |
|
Tăng huyết áp độ 1 |
140 – 150 |
90 – 99 |
Tăng huyết áp độ 2 |
160 – 179 |
110 – 109 |
Tăng huyết áp độ 3 |
≥ 180 |
≥ 110 |
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc |
≥ 140 |
< 90 |
Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.