THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4-1/5

Hệ thống BookingCare vẫn hoạt động 24/7 như bình thường. Bộ phận CSKH nghỉ từ ngày 30/04 - 04/05. Chúc Quý khách có kỳ nghỉ lễ an vui, hạnh phúc. Xin cảm ơn!

Chẩn đoán và xử trí bệnh trĩ mũi

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 04/07/2017 - Cập nhật lần cuối: 20/12/2024

Bệnh trĩ mũi thường thấy ở phụ nữ trẻ, với biểu hiện viêm mũi kéo dài, xì ra mủ vàng xanh thành cục, mùi vừa tanh vừa thối. Bệnh trĩ mũi có thể lây nên không được dùng chung khăn với những người mắc bệnh này.

điều trị bệnh trĩ mũi
Bệnh trĩ mũi có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật làm hẹp hốc mũi (Ảnh minh họa: Pixabay)

Bệnh trĩ mũi (viêm mũi teo) thường thấy ở phụ nữ trẻ, với biểu hiện viêm mũi kéo dài, xì ra mủ vàng xanh thành cục, mùi vừa tanh vừa thối. Kèm theo mủ là rất nhiều vảy đọng trong hốc mũi, các vảy này dễ gỡ bỏ, mùi rất thối làm cho những người xung quanh khó chịu.

Bệnh nhân mất đi chức năng ngửi nên không biết được tình trạng này. Nếu có triệu chứng như kể trên, người bệnh nên đi khám Tai Mũi Họng và làm các xét nghệm cần thiết. 

Nguyên nhân gây trĩ mũi

  • Yếu tố cơ giới: do bẩm sinh hốc mũi rộng sẵn, hay do phẫu thuật cuốn mũi dưới gây ra.
  • Yếu tố nhiễm khuẩn: trong trĩ mũi có các vi khuẩn Belfanti (giả bạch hầu),Loevenberg và Perez (gây mùi thối). Song các vi khuẩn trên có thể gặp trong mũi thường.
  • Yếu tố nội tiết: trĩ mũi thường gặp ở nữ giới, độ tuổi dậy thì, khi có kinh nguyệt bệnh có thể tăng hay giảm, đến tuổi mãn kinh hay sau sinh đẻ bệnh sẽ giảm đi.
  • Yếu tố cơ địa: ở người trĩ mũi thường thấy có rối loạn giao cảm.

Biểu hiện bệnh trĩ mũi 

Trĩ mũi thường khá điển hình với các triệu chứng sau:

  • Hơi thở thối và tanh làm cho người xung quanh rất khó chịu.
  • Mất ngửi: tự bệnh nhân lại không ngửi thấy mùi thối cũng như các mùi khác.
  • Mũi teo: khi lấy hết vẩy, thấy hốc mũi rộng, các cuốn mũi, kể cả cuốn mũi dưới đều bị teo đi, niêm mạc mũi nhợt, khô.
  • Ngạt mũi: tuy hốc mũi rộng nhưng bệnh nhân lại có cảm giác ngạt mũi (đây là cảm giác ngạt giả).

Tùy từng bệnh nhân mà các triệu chứng này có xuất hiện đầy đủ hay không, triệu chứng có rõ ràng không. Tuy nhiên, để an tâm nhất, người bệnh vẫn cần đi khám và tư vấn với bác sĩ Tai Mũi Họng.

Phương pháp điều trị trĩ mũi 

Bệnh trĩ mũi thườn diễn biến nhiều năm với những đợt bộc phát trong thời kỳ sinh đẻ và lui dần ở tuổi mãn kinh.

Để điều trị, cần lấy hết vảy thối, rửa mũi bằng nước ấm có pha dung dịch  heo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh nên uống vitamin A, vitamin E kéo dài. Điều trị như sau: 

  • Lấy vảy mũi và rửa mũi bằng dung dịch Bôrat hoặc Natri bicarbonat loãng ấm hàng ngày.
  • Bôi thuốc mỡ vitamin A, D để chống thoái hoá niêm mạc.
  • Chống nhiễm khuẩn: thường dùng Streptomycin tại chỗ.
  • Dùng vacxin trị liệu cũng có kết quả.
  • Phẫu thuật làm hẹp hốc mũi bằng cách độn mảnh nhựa acrylic (phẫu thuật Eries) hay ghép dưới niêm mạc mảnh sụn sườn, xương mào chậu.

Phòng bệnh trĩ mũi

Để phòng bệnh trĩ mũi, cần điều trị tốt các bệnh viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ở trẻ em, uống vitamin A. Bệnh trĩ mũi có thể lây nên không được dùng chung khăn với những người mắc bệnh này.

Khám ở đâu tốt

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ mũi ngày càng hiếm đi nhưng nếu không điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang mạn tính thì rất dễ mắc bệnh. 

Bởi vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng: chảy mũi, mất ngửi, hơi thở thối, ngạt mũi… bạn cần nhanh chóng tìm đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng uy tín để khám và điều trị bệnh.

Người bệnh tại Hà Nội và các tỉnh lân cận khi mắc các bệnh liên quan đến Tai mũi họng, có thể đến thăm khám và điều trị tại các bệnh viện hay phòng khám uy tín như:

1. Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương

  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
  • Điện thoại: 024.3868.6050 - Fax: 024.3868.6522

2. Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0989.171.462 – 024.3869.3731 (số máy lẻ 6743)

3. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 - Trần Hưng Đạo - Hà Nội
  • Điện thoại: 024.62784109

4. Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa An Việt

  • Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: 024.6262.8628 – 0968.08.55.99

5. Phòng khám Đa khoa Vietlife

  • Địa chỉ: 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • Điện thoại: 024.7307.8999.
 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
1. GS.TS Ngô Ngọc Liễn (Chủ biên) - Bệnh học Tai - Mũi - Họng - Nhà xuất bản Y học năm 2016. Trang 187.
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/