Chế độ ăn cho người rối loạn nhịp tim: Nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn cho người rối loạn nhịp tim: Nên ăn gì, kiêng gì?
Rối loạn nhịp tim nên ăn gì, kiêng gì?
Rối loạn nhịp tim nên ăn gì, kiêng gì? - Ảnh: BookingCare

Chế độ ăn cho người rối loạn nhịp tim: Nên ăn gì, kiêng gì?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 23/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 23/10/2023
Ăn một chế độ ăn lành mạnh, biết các thực phẩm nên tiêu thụ và nên tránh sử dụng có thể giúp kiểm soát tốt nhịp tim cũng như giúp trái tim khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc (có những trường hợp không nhất thiết phải dùng thuốc), chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốt nhịp tim. 

Vậy người bệnh rối loạn nhịp tim nên ăn gì, kiêng gì để giúp tim khỏe mạnh hơn, ổn định, kiểm soát rối loạn nhịp tim.

Người bệnh rối loạn nhịp tim nên ăn gì?

Người bệnh rối loạn nhịp tim nên tiêu thụ thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối và cholesterol.

Rau xanh, trái cây

Theo một nghiên cứu năm 2017 cho thấy chế độ ăn dựa trên thực vật với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm béo phì và tăng huyết áp. Vì đây là những yếu tố tăng nguy cơ mắc rung nhĩ AFib (một loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay) nên chế độ ăn uống dựa trên thực vật như vậy có thể giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim phát triển.

Chọn thực phẩm giàu Magie và Kali

Magie có vai trò quan trọng, có liên quan đến việc vận chuyển các chất điện giải khác như canxi và kali vào tế bào, nhằm đảm bảo cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh và sự co cơ tim, tạo nên nhịp tim bình thường.

Chính vì vậy, người bệnh nên bổ sung Magie và các loại khoáng chất có lợi cho nhịp tim thông qua các loại thực phẩm như các loại đậu, hạt điều, sữa đậu nành, đậu đen, bơ, ngũ cốc, rau bina, chuối, sữa ít béo, rau lá xanh,... để sớm có nhịp tim ổn định.

Người bệnh rối loạn nhịp tim nên tránh gì?

Sử dụng quá nhiều caffeine

Một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày có thể tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều - quá nhiều caffeine có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim. 

Tiêu thụ rượu bia quá mức

Uống nhiều rượu có thể gây tổn thương tế bào tim và khiến nhịp tim tăng thêm. Lượng rượu thích hợp là <20g rượu:

  • Bia: 500 ml (1 chai vừa)
  • Rượu nguyên chất: 20ml
  • Rượu vang: 200 ml (2 ly)

Ăn nhiều muối

Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, gây ra những thay đổi về cấu trúc trong mạch máu và khiến bạn dễ bị rung tâm nhĩ hơn. Nên tránh các loại thực phẩm như thịt nguội và pizza có hàm lượng natri cao..

Có những trường hợp người bệnh rối loạn nhịp tim không nhất thiết phải dùng thuốc, mà chỉ cần thay đổi lối sống và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, điển hình như những người bị rối loạn nhịp tim mức độ vừa và nhẹ. 

Danh sách một số loại thực phẩm nên ăn và nên tránh

Dưới đây bạn đọc có thể tham khảo cụ thể một số loại thực phẩm người bệnh rối loạn nhịp tim nên ăn và nên kiêng phân theo mức độ nên ăn thường xuyên, thỉnh thoảng nên ăn và không nên/ít khi nên ăn. 

Nên ăn thường xuyên
  • Rau
  • Các loại ngũ cốc
  • Dầu ô liu
  • Trái cây
  • Thực vật học đậu
Thỉnh thoảng nên ăn
  • Các loại hạt
  • Trứng
  • Sản phẩm bơ sữa
Không nên/Hiếm khi, nên sử dụng với số lượng vừa phải
  • Đường
  • Thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp
  • Thịt béo, thịt chế biến sẵn
  • Carbohydrates tinh chế: carbs đã qua xử lý - có nghĩa là hầu hết các khoáng chất, vitamin và chất xơ đều bị loại bỏ vì vậy những thực phẩm này chứa nhiều calo và không có nhiều dinh dưỡng. 

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cho tim cũng có thể ngăn ngừa huyết áp cao, cholesterol cao và thậm chí là bệnh tiểu đường. 

Bên cạnh đó, điều quan trọng là người bệnh phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc ít nhất là 1 năm/1 lần để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn, kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết