Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường tuýp 1: Nên ăn gì và kiêng gì
Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường tuýp 1: Nên ăn gì và kiêng gì
Tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì và kiêng gì - Ảnh: BookingCare
Tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì và kiêng gì - Ảnh: BookingCare

Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường tuýp 1: Nên ăn gì và kiêng gì

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 25/08/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Bị đái tháo đường tuýp 1 nên ăn uống như thế nào? Thực phẩm nào nên và không nên ăn? Những thắc mắc trên sẽ được BookingCare giải đáp trong bài viết này.

Vấn đề ăn uống vẫn luôn là nỗi trăn trở của người bệnh đái tháo đường tuýp 1 bởi thức ăn nạp vào cơ thể có liên quan trực tiếp đến đường huyết cũng như việc sử dụng insulin. Tham khảo về chế độ ăn uống, các loại thực phẩm người bệnh đái tháo đường tuýp 1 nên và không nên ăn trong bài viết dưới đây.

Tham gia cộng động "Sống khỏe cùng bệnh tiểu đường" để nâng cao kiến thức về bệnh từ các bác sĩ chuyên khoa, giúp điều trị, kiểm soát bệnh tiểu đường ngay tại nhà.

Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 nên ăn gì?

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ít chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá, ít đường và muối, có thể giúp những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 duy trì cân nặng khỏe mạnh, đồng thời, giữ lượng cholesterol, huyết áp và kiểm soát đường huyết của họ trong phạm vi mục tiêu. Đồng thời giúp giảm nguy cơ biến chứng bệnh đái tháo đường, như bệnh tim, đột quỵ. 

Các loại thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên ăn như:

  • Thực phẩm chứa nhiều protein tốt: Bổ sung protein trong mỗi bữa ăn có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu. Chất đạm và béo có làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chậm và ít hơn đường/tinh bột.  Mọi người nên chọn thực phẩm giàu protein lành mạnh, có thể kể đến như: thịt gia cầm nạc, cá, trứng, thịt hải sản, các loại đậu lăng, đậu hũ,... Nên loại bỏ da và mỡ khi ăn các loại thịt, hãy ưu tiên luộc thay vì nướng hoặc chiên rán.
  • Ưu tiên nạp nhiều rau củ quả giàu chất xơ, rau màu xanh đậm: Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung đa dạng các loại rau củ quả giàu chất xơ ( rau diếp, cải xoăn, bắp cải,, ớt chuông, nấm, bông cải xanh,...)  sẽ ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn các loại rau củ có tinh bột (bí ngô, khoai tây, khoai lang, ngô, đậu,...)
  • Lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, gạo, các loại rau có ít tinh bột: chúng đóng vai trò nên tảng trong chế độ ăn của bạn, chứng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và cả carbohydrate lành mạnh. Bạn nên nhớ rằng bản thân carbohydrate không phải là “kẻ thù” của người bệnh đái tháo đường, mà phụ thuộc vào nguồn gốc và cách bạn ăn nó,: thực vật giàu carbohydrate nguyên chất có thể cải thiện độ nhạy insulin và các dấu hiệu sức khoẻ khác ở người đái tháo đường.  Các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, kiều mạch, hạt quinoa,... ) có chứa nhiều chất xơ hơn các loại ngũ cốc tinh chế (cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng,...). Chế độ ăn quá nhiều carbohydrate (>70%) hay quá ít (<40%) đều có tác hại về nguy cơ tử vong như nhau.
  • Ưu tiên đồ uống không đường, không làm tăng đường huyết: Người bệnh đái tháo đường nên lựa chọn các loại trà thảo mộc có khả năng điều hòa đường huyết (thìa canh, giảo cổ lam, nấm lim xanh,...) hoặc nếu là các loại đồ uống đóng chai thì cần lựa chọn thức uống ăn kiêng, không đường

Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 1:

  • Thức ăn, thức uống chứa nhiều đường bổ sung, có khả năng ladfm tăng đường huyết hoặc có chỉ số GI (Glycemic index: chỉ số tăng đường huyết của thực phẩm) cao, đặc biệt là các loại nước ngọt đóng chai
  • Các loại ngũ cốc tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng, mì ống, cơm trắng, bún, phở, miến,...
  • Không nên lạm dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp có thể làm tăng đường huyết
  • Các loại đồ chiên rán, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như sữa béo, bơ, phô mai, thịt mỡ,...
  • Đồ uống chứa nhiều caffein hay đồ uống có cồn như rượu, bia,...

Một số lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường tuýp 1

Đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 1, do lượng thức ăn nạp vào có mối liên hệ mật thiết với lượng insulin tương ứng cần bổ sung vào cơ thể để hấp thụ glucose. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo có một chế độ ăn uống lành mạnh và hiệu quả:

  • Hãy chia bữa ăn thành các phần nhỏ hơn và ăn thường xuyên trong ngày. Điều này giúp kiểm soát mức đường huyết và ngăn ngừa tăng đột ngột sau ăn
  • Kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào trong bữa ăn, nhằm điều chỉnh lượng thuốc tiêm insulin tương ứng
  • Khi lựa chọn thức ăn đóng hộp hay các loại thực phẩm được chế biến sẵn cần đọc kỹ nhãn thực phẩm để kiểm soát được thành phần nào bạn đang nạp vào trong cơ thể và chúng có thể làm tăng đường huyết hay không
  • Theo dõi đường huyết trước và sau khi ăn và ghi lại để đảm bảo đường huyết vẫn đang trong kiểm soát, ngoài ra, cũng nhanh chóng có phương án điều trị nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường
  • Đếm lượng carbohydrate bạn ăn vào, dù thời gian đầu sẽ mất công sức và thời gian, nhưng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn đường huyết và đa dạng thành phần bữa ăn bằng cách quy đổi lượng carbohydrate tương đương

Không có một chế độ ăn kiêng nào là cố định hay hoàn hảo dành riêng cho người bệnh đái tháo đường tuýp 1. Kiểm soát đường huyết và đếm lượng carbohydrate là cần thiết nhưng không phải tất cả. Việc tuân thủ chế độ ăn lành mạnh và phòng ngừa biến chứng cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường. Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp cho người bệnh đái tháotiểu đường tuýp 1 có thêm nhiều sự lựa chọn cũng như các phương án xây dựng thực đơn hợp lý, hỗ trợ đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết.

 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare