Chia sẻ kinh nghiệm làm IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm) thành công
Thụ tinh trong ống nghiệm thành công
Thụ tinh trong ống nghiệm thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Chia sẻ kinh nghiệm làm IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm) thành công

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn thực hiện. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng có thể thực hiện thành công ngay từ lần đầu. Khả năng thành công của các ca thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà các cặp đôi cần nắm rõ.

Hành trình "tìm con" của các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn thường gian nan, vất vả, đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tâm lý, sức khỏe, thời gian và cả tiền bạc.

Việc tìm hiểu sâu và tìm hiểu các kiến thức cũng như kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm thành công là rất quan trọng để tăng tỉ lệ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thành công.

Nhằm giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin, BookingCare xin chia sẻ một số lưu ý và kinh nghiệm làm IVF thành công trong bài viết dưới đây.

Các ca bệnh khó và phương pháp điều trị

Vô sinh hiếm muộn khiến nhiều gia đình không có được hạnh phúc trọn vẹn. Có rất nhiều người đã từ bỏ, xong cũng có rất nhiều người cố gắng theo đuổi giấc mơ làm cha mẹ trong suốt nhiều năm.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân được làm mẹ sau khi trải qua 14 năm với 6 lần IVF thất bại, được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Bệnh nhân được chẩn đoán tắc vòi tử cung, không thể mang thai tự nhiên như bao người phụ nữ khác.

Trường hợp bệnh nhân 52 tuổi tại Hà Nội có tiền sử nội tiết kém, suy thai và nạo thai nhiều lần nên thành tử cung mỏng, không giữ được thai. Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công tại Bệnh viện Bưu Điện, chị đã thành công thực hiện được giấc mơ làm mẹ dù tuổi đã lớn.

Hay như cặp vợ chồng tại Ninh Bình yêu nhau 10 năm, khao khát có một mụn con là minh chứng cho kết quả tình yêu. Người chồng đã từng gặp tai nạn và bị liệt do gãy ba đốt sống lưng, phải ngồi xe lăn. Khi đi khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, các bác sĩ chỉ định trường hợp của anh phải thủ thuật lấy mô tinh hoàn tìm tinh trùng để thực hiện.

Có rất nhiều câu chuyện về hành trình chữa vô sinh hiếm muộn của các cặp vợ chồng gây xúc động. Có rất nhiều những hoàn cảnh đã phải chờ đợi 5 năm, thậm chí 10, 15 năm và chịu không ít áp lực từ phía gia đình, xã hội nhưng vẫn kiên trì nuôi hy vọng.

Đứa con đối với họ không chỉ là khát khao mà còn giống như một “phép màu.” 

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thành công khi làm IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến hiên nay. Ở điều kiện thuận lợi nhất, thụ tinh trong ống nghiệm mất khoảng 3 - 4 tuần.

Trong các trường hợp bơm tinh trùng nhiều lần thất bại, hoặc tinh trùng ít, yếu, dị dạng không thể thực hiện bơm tinh trùng vào tử cung, người nữ bị tắc vòi trứng hoặc đã trên 40 tuổi, các cặp vợ chồng sẽ được chỉ định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công thường được nhắc đến là tỉ lệ thành công trung bình tại trung tâm hỗ trợ sinh sản, tại quốc gia cụ thể,... không phải tỉ lệ thành công của riêng mỗi cá nhân.

Thụ tinh trong ống nghiệm có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày của hai vợ chồng
  • Chế độ sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng
  • Tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress
  • Tuổi tác người vợ càng trẻ, tỉ lệ thành công càng cao
  • Không mắc các bệnh lý lây qua đường tình dục, điều trị các bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trước đó
  • Điều trị sớm với các bác sĩ chuyên khoa vô sinh hiếm muộn giỏi, đồng thời lựa chọn các trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín, có trang máy móc, thiết bị hiện đại.
Trang thiết bị hiện đại phục vụ thụ tinh trong ống nghiệm
Trang thiết bị hiện đại phục vụ thụ tinh trong ống nghiệm

Chia sẻ kinh nghiệm Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thành công

Dưới đây là một số kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm thành công BookingCare tổng hợp từ các trường hợp chia sẻ thực tế. Hy vọng có thể giúp ích cho các cặp vợ chồng đang tìm kiếm thông tin.

1. Chuẩn bị trước khi thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi cao cả về thời gian, công sức và tiền bạc cần bỏ ra. Vì vậy, các cặp vợ chồng cần phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng để quá trình diễn ra hiệu quả cao nhất.

Chuẩn bị sức khỏe:

Các cặp vợ chồng khỏe mạnh sẽ có trứng và tinh trùng chất lượng tốt để tạo phôi. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu thực hiện IVF, các cặp vợ chồng cần kiểm tra tổng thể và chuyên sâu về sức khỏe sinh sản để đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình.

Mỗi cặp vợ chồng có ít nhất 1 tháng để thực hiện các công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kích trứng tạo phôi.

Chuẩn bị tâm lý:

Không phải bất kì cặp vợ chồng nào cũng thành công ngay từ những lần thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên. Đối với nhiều gia đình, đây là quá trình dài, cần có sự kiên trì theo đuổi.

Các cặp vợ chồng nên chuẩn bị tinh thần rằng việc thụ tinh trong ống nghiệm có thể kéo dài, do đó cần sắp xếp sao cho hợp lý để không để quá trình thực hiện IVF không làm ảnh hưởng quá nhiều đến công việc, cuộc sống hàng ngày.

Đồng thời, tâm lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai thành công trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm của người vợ.

Người vợ cần giữ tâm lý thoải mái vì tâm lý lo lắng, căng thẳng, nóng vội, chán nản hay suy sụp có thể gây nên sự thay đổi hoocmon trong cơ thể, gián tiếp ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình.

Chuẩn bị tài chính

Thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi mức chi phí khá lớn, đồng thời trong quá trình thăm khám ban đầu và thực hiện có thể phát sinh nhiều loại chi phí khác.

Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm là không cố định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: xét nghiệm cần thực hiện, chi phí kích trứng, phí nuôi phôi, xét nghiệm phôi và trữ đông phôi,...

Cần giữ tâm lý thoải mái khi thụ tinh trong ống nghiệm
Cần giữ tâm lý thoải mái khi thụ tinh trong ống nghiệm

2. Lựa chọn địa chỉ thụ tinh trong ống nghiệm uy tín

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế có dịch vụ khám chữa vô sinh hiếm muộn và thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Lựa chọn các cơ sở y tế phù hợp cũng là một trong những vấn đề "đau đầu" của các cặp vợ chồng.

Để tăng tỉ lệ thành công khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, các cặp đôi nên lựa chọn các trung tâm hỗ trợ sinh sản đáp ứng được các yếu tố:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ thụ tinh trong ống nghiệm giỏi, giàu kinh nghiệm
  • Bệnh viện có hệ thống phòng lab, máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến phục vụ cho quá trình khám và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm
  • Dịch vụ chăm sóc tận tình, thoải mái
  • Cơ sở vật chất, hạ tầng khang trang: Không gian rộng rãi, khu lấy mẫu sạch sẽ và riêng tư, nơi nghỉ ngơi thuận tiện,... giúp bệnh nhân thoái mái trong suốt quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

Tại Hà Nội, bạn có thể lựa chọn các trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn và uy tín như: Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia), Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF Hồng Ngọc), Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh,...

Tại TP.HCM, bạn có thể thăm khám và thực hiện IVF tại Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,...

Xem thêm bài viết:

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chuyên về thụ tinh trong ống nghiệm
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chuyên về thụ tinh trong ống nghiệm

3. Kinh nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm thành công

BookingCare xin chia sẻ một số lưu ý để tăng khả năng thành công làm IVF:

  • Trước khi đi khám, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về thụ tinh trong ống nghiệm để có thể hiểu được mình cần làm gì khi bác sĩ tư vấn.
  • Với người vợ, nên đi khám vào sau sạch kinh 3-5 ngày, không quan hệ tình dục. Với người chồng, cần tránh xuất tinh 2-7 ngày trước ngày đi khám vô sinh hiếm muộn.
  • Bệnh nhân nên giữ tâm lý thoải mái ngay từ khi thăm khám với bác sĩ, cần thẳng thắn, thành thật chia sẻ về tình trạng trước đó và mong muốn của hai vợ chồng.
  • Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nhiệm khá nhiều bước và phức tạp. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chi tiết trong quá trình thực hiện. Vì vậy không cần quá lo lắng về vấn đề này.
  • Trước khi chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu uống nước và nhịn tiểu. Sau khi chuyển phổi khoảng 30 - 40 phút, có thể đi tiểu bình thường, không cần nhịn tiểu quá lâu.
  • Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân cần lưu ý tránh vận động mạnh và tập thể dục thể thao, không nằm sấp và hạn chế gập bụng. Bệnh nhân nên đi lại nhẹ nhàng, hoạt động bình thường nhưng cần chú ý.
  • Bổ sung nhiều đồ ăn, rau, hoa quả bổ dưỡng tốt cho phôi phát triển làm tổ.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng vì có thể làm co bóp cổ tử cung không tốt cho phôi thai.

Trên đây là một số chia sẻ của BookingCare về kinh nghiệm làm IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm) thành công. Hy vọng bài viết có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết