Tại Việt Nam hiện có hơn 90% người bị bệnh răng miệng, trong đó có đến 85% trẻ em từ 6 - 8 tuổi bị sâu răng. Chữa sâu răng ở trẻ em là vấn đề các bậc phụ huynh cần quan tâm sát sao từ sớm để không ảnh hưởng đến răng trưởng thành sau này của bé.
Trong bài viết dưới đây, BookingCare sẽ tổng hợp cách chữa sâu răng trẻ em theo từng tình trạng, mời ba mẹ cùng tham khảo.
Với thói quen ăn nhiều đồ ngọt và chưa chăm sóc răng miệng sạch sẽ, các mảng bám và vi khuẩn dễ dàng ảnh hưởng đến răng của trẻ.
Sau khi ăn, vi khuẩn trong thức ăn vẫn còn trên răng, bám vào nước bọt, tạo thành mảng bám và bao phủ lên răng. Đặc biệt là những thức ăn làm từ tinh bột và đường, chúng kết hợp với mảng bám tạo thành axit tấn công các khoáng chất trong men răng và ngà răng, gây sâu răng.
Khi trẻ bị sâu răng, ba mẹ nên đưa trẻ đến khám tại nha khoa uy tín càng sớm càng tốt. Các phương pháp giảm đau, chữa sâu răng tại nhà chỉ có tác dụng tức thời, không thể điều trị dứt điểm vấn đề sâu răng của bé.
Bên cạnh đó, các mẹo dân gian chữa sâu răng tại nhà không hoàn toàn phù hợp với tất cả đối tượng. Đặc biệt là trẻ nhỏ, răng còn yếu và nhạy cảm, nếu điều trị không đúng cách có thể gây hại cho răng trưởng thành sau này.
Khi thăm khám tại nha khoa, tùy tình trạng sâu răng của trẻ, nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Khi răng mới chớm sâu, các dấu hiệu đau răng chưa rõ ràng, các bé thường không để ý, ba mẹ cũng chủ quan về tình trạng này. Tuy nhiên nếu không xử lý sớm, răng sâu sẽ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, gây đau buốt trong sinh hoạt hàng ngày.
Trong trường hợp này, cách xử lý phổ biến được gợi ý là trám răng sâu. Bác sĩ sẽ bôi gel fluoride hoặc quét lên răng của bé một lớp thuốc để bịt kín chỗ bị sâu, không cho vết sâu tiếp tục phát triển.
Khi vi khuẩn lan rộng, phát triển sẽ tạo thành lỗ sâu lớn trên răng, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ thân răng của trẻ. Trong trường hợp vết sâu lan rộng ở răng sữa , các nha sĩ khuyên nên hạn chế nhổ bỏ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến khung xương hàm và gây mất phương hướng cho răng vĩnh viễn sau này khi mọc lên.
Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Khi trẻ bị sâu răng nặng, ba mẹ hãy cho bé thăm khám chi tiết tại các nha khoa trẻ em uy tín và tham khảo ý kiến của nha sĩ để có biện pháp điều trị tránh gây đau cho trẻ, đồng thời hạn chế các nguy cơ có hại sau này.
Khi không được phát hiện, xử lý kịp thời, sâu răng sẽ ăn vào tủy, ảnh hưởng đến tủy răng và gây đau nhức kéo dài. Đối với trường hợp răng sâu nghiêm trọng đến tủy, chắc chắn sẽ cần nhổ bỏ.
Để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng viêm tủy răng ở trẻ là có thể phục hồi hay không thể phục hồi. Các quy trình thăm khám, chụp Xquang và xử lý răng sâu ăn vào tủy cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn tại nha khoa uy tín để tránh đau đớn, đảm bảo an toàn cho trẻ khi điều trị.
Chữa sâu răng ở trẻ là việc cần phải làm càng sớm càng tốt để tránh diễn biến nguy hiểm, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng trưởng thành của trẻ sau này. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên chủ động phòng ngừa sâu răng cho trẻ từ sớm bằng cách:
BookingCare đã tổng hợp các lưu ý khi chữa sâu răng ở trẻ theo từng tình trạng, mong rằng sẽ cung cấp thông tin hữu ích tới các bậc phụ huynh đang có nhu cầu điều trị sâu răng cho trẻ nhỏ trong gia đình.