THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4-1/5

Hệ thống BookingCare vẫn hoạt động 24/7 như bình thường. Bộ phận CSKH nghỉ từ ngày 30/04 - 04/05. Chúc Quý khách có kỳ nghỉ lễ an vui, hạnh phúc. Xin cảm ơn!

Chứng khó nuốt, nguyên nhân và cách điều trị

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 12/07/2017 - Cập nhật lần cuối: 20/12/2024

Khó nuốt là một dấu hiệu của bệnh lý hầu họng hoặc thực quản. Nếu chỉ bị khó nuốt một vài lần thì không phải là bệnh lý, nhưng khó nuốt thường xuyên là bệnh lý cần phải điều trị.

Khó nuốt khiến người bệnh cảm thấy đau khi ăn uống
Khó nuốt khiến người bệnh cảm thấy đau khi ăn uống - Ảnh: Pixabay

Khó nuốt là chứng thường gặp ở họng miệng, với nhiều mức độ khác nhau. Khó nuốt được hiệu đơn giản là phải mất nhiều thời giăn và nỗ lực để di chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày.

Khó nuốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Khó nuốt có thể là dấu hiệu của một bệnh lý Tai Mũi Họng nào đó. Người bệnh cần đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. 

Triệu chứng khó nuốt

Tự nhiên xuất hiện khó nuốt rồi biến mất, khó nuốt nhẹ hay nặng, hoặc ngày càng nặng hơn. Khi bị chứng khó nuốt, bệnh nhân thường thấy các triệu chứng như sau:

  • Khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống trong lần nuốt đầu tiên của bữa ăn
  • Nôn ọe, mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt
  • Thức ăn bị trào ngược lên hầu, miệng hoặc mũi sau khi vừa nuốt vào
  • Bệnh nhân cảm thấy thức ăn hoặc dịch mắc nghẹt lại ở một phần nào đó của thực quản
  • Bị đau khi nuốt thức ăn
  • Bị đau hay cảm thấy nặng ngực hoặc bị chứng ợ nóng
  • Sụt cân do không cung cấp đủ dinh dưỡng
  • Ở trẻ nhỏ, khó nuốt khiến trẻ quấy khóc, ăn chậm, lười ăn, ho hay nghẹn khi ăn, bú gặp khó khăn

Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng, hoặc tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hỗ trợ. 

Khó nuốt là bệnh gì?

Chứng khó nuốt là một dấu hiệu của bệnh lý hầu họng hoặc thực quản, thường gặp ở người cao tuổi, trẻ sinh non hoặc người bị bệnh về não hay hệ thần kinh.

Nếu chỉ bị khó nuốt một vài lần thì không phải là bệnh lý, nhưng khó nuốt thường xuyên là bệnh lý cần phải điều trị. Thông thường, có 2 loại nguyên nhân gây khó nuốt:

  • Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản
  • Bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản

Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản xảy ra trong các trường hợp: bị đột quỵ, chứng co thắt thực quản, Parkinson, viêm đa cơ, co thắt thực quản, xơ cứng bì làm cho các mô của thực quản trở nên cứng và hẹp lại, cơ ở đoạn thấp thực quản bị yếu đi.

Nghẹt ở hầu hoặc thực quản trong các bệnh lý: trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản; dị vật thực quản; các khối u bên ngoài thực quản như hạch bạch huyết, chèn ép vào thực quản...

Ngoài ra, còn khó nuốt không rõ nguyên nhân, khó nuốt do sự lão hóa cơ thực quản...

Điều trị chứng khó nuốt

Khi tình trạng khó nuốt xảy ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

1. Điều trị nội khoa 

  • Dùng các loại thuốc chống ợ nóng, chống viêm thực quản, thuốc giúp ngăn chặn acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Sử dụng kháng sinh để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn ở thực quản.

2. Điều trị ngoại khoa 

  • Nội soi để lấy các dị vật kẹt trong thực quản của bệnh nhân.
  • Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc túi thừa, xử lý dây thần kinh gây ra chứng co thắt thực quản.
  • Dùng biện pháp nuôi dưỡng qua ống thông xuống dạ dày đối với bệnh nhân bị khó nuốt nghiêm trọng để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân.

3. Điều trị hỗ trợ

  • Nếu bệnh nhân bị các tổn thương não, các dây thần kinh, cơ, thì cần phải tập luyện để các cơ hoạt động phối hợp nhịp nhàng giúp cho phản xạ nuốt diễn ra thuận lợi.
  • Trong chế độ ăn cũng cần thay đổi các loại thức ăn cho phù hợp với tình trạng bệnh tật để bệnh nhân dễ nuốt thức ăn. Chẳng hạn thay thức ăn đặc bằng thức ăn lỏng để có thể nuốt được dễ dàng hơn.
  • Dùng phương pháp nong giãn thực quản bằng một thiết bị được đặt vào thực quản để mở rộng bất kỳ chỗ hẹp nào của thực quản.

Khám và điều trị ở đâu tốt?

Phát hiện và điều trị sớm các bệnh viêm hầu họng, thanh quản, thực quản, viêm họng, các rối loạn dại dày… sẽ hạn chế tối đa chứng khó nuốt xuất hiện. Việc thăm khám bệnh định kỳ cũng đóng vai trò rất quan trọng để phát hiện sớm các nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt.

Khi mắc chứng khó nuốt, người bệnh nên tư vấn với bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Hoặc khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng như:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
  • Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai
  • Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện quân đội 108
  • Bệnh viện Đa khoa An Việt 
  • Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Thu Cúc 
  • Phòng khám Đa khoa Vietlife...
 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
1. GS.TS Ngô Ngọc Liễn (Chủ biên) - Bệnh học Tai mũi họng - Nhà xuất bản Y học năm 2016. Trang 258.
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/