Có nên cắt Amidan hay không?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 26/10/2017, Cập nhật lần cuối: 30/05/2023

Không phải trường hợp viêm Amidan nào cũng cần phải cắt bỏ. Nhiều trường hợp lạm dụng cắt amidan có thể gây biến chứng xấu đến sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ. Phụ huynh nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Amidan bị sưng viêm gây đau và khó chiu cho người bệnh
Amidan bị sưng viêm gây đau và khó chiu cho người bệnh

Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai – mũi - họng ở trẻ em, người trưởng thành cũng mắc nhưng ít hơn. Đặc biệt bệnh thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Amidan là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại, vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng bị viêm sưng, đỏ.

Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan, lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng.

Trên các diễn đàn online hay trên Google, rất nhiều câu hỏi về phương pháp cắt amidan hiệu quả, nên cắt amidan ở đâu, nên khám và chữa amidan với bác sĩ nào. Hoặc là, cắt amidan hết bao nhiêu tiền?

Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ về phương pháp điều trị amidan là gì và có nên cắt amidan không để bạn đọc tham khảo.

Phương pháp điều trị viêm Amidan

Cách điều trị viêm amidan chủ yếu hiện nay là điều trị bảo tồn (phương pháp nội khoa) hoặc phẫu thuật cắt amidan.

Điều trị nội khoa là sử dụng thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn khi có dấu hiện bệnh viêm amidan do nhiễm vi khuẩn. Uống những loại kháng sinh phù hợp theo chỉ định của bác sĩ, thời gian sử dụng kháng sinh bảo đảm 7 - 10 ngày. Không nên tự ý mua thuốc về chữa trị.

Trường hợp bệnh nặng, điều trị nội khoa nhiều lần không hiệu quả hoặc viêm amidan đã trở thành mạn tính, gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thì áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Trước khi quyết định có nên thực hiện phẫu thuật cắt amidan hay không, bác sĩ điều trị sẽ tư vấn và cân nhắc kỹ từng trường hợp cụ thể.

Xem thêm 

Có nên cắt Amidan hay không?

Amidan là một trong những bộ phận bảo vệ cơ thể, nếu nó không bị “bệnh” thì không nên cắt, nhưng nếu nó viêm đi viêm lại nhiều lần, làm suy giảm sức đề kháng thì không cần thiết giữ lại, phải loại bỏ ngay.

Nếu viêm amidan tái phát nhiều lần, cơ thể có thể sẽ hình thành các kháng thể và những kháng thể này chạy đến máu, tích tụ lại trong các khớp ở tim, thận, gây ra những biến chứng như tiểu ra máu, viêm cầu thận cấp, hở van tim, suy tim, thấp khớp... rất nguy hiểm.

Thông thường trẻ từ 5 tuổi trở lên cắt amidan là an toàn nhất, riêng trẻ dưới 5 tuổi nếu thật sự không cần thiết không nên cắt, bởi dưới 5 tuổi amidan rất dễ mọc lại. Trong trường hợp trẻ dưới 5 tuổi có những triệu chứng nguy hiểm do amidan như ngưng thở khi ngủ, gây ảnh hưởng đến tính mạng thì mới cần loại bỏ amidan.

Hiện nay, việc cắt amidan không nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Hơn nữa, chưa thông tin nào cho thấy cắt amidan gây chết người. Sau khi cắt xong, trẻ ở thành phố có thể về ngay trong ngày, còn bệnh nhân ngoài tỉnh thường lưu lại một đêm để cơ thể ổn định. (Theo Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1)

Chỉ định cắt amidan trong trường hợp nào

Theo Viện Hàn lâm Tai - Mũi - Họng Mỹ chỉ định cắt amidan trong các trường hợp:

  • Amidan quá to làm rối loạn hô hấp, bệnh nhân có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, khó thở, thở co kéo hoặc co lõm lồng ngực thường xuyên.
  • Viêm amidan gây biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp, ápxe quanh amiđan, viêm hạch cổ…
  • Viêm amidan với triệu chứng như sốt, đau họng, nổi hạch cổ, amidan viêm đỏ có chất xuất tiết tới 7 lần trong một năm, hoặc amidan chỉ viêm 5 lần trong một năm nhưng xảy ra trong 2 năm liên tiếp. Hoặc amidan chỉ viêm 3 lần trong một năm nhưng xảy ra trong 3 năm liên tiếp.

Ngoài ra còn có những chỉ định khác như:

  • Amidan khi viêm là nguyên nhân gây sốt động kinh (sau khi đã loại trừ những nguyên nhân khác gây động kinh).
  • Amidan cần được sinh thiết.
  • Xét nghiệm phết họng tìm thấy liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A.

Chống chỉ định cắt amidan trong trường hợp nào

Chống chỉ định tuyệt đối: Có bệnh về máu, bệnh tim nặng, lao tiến triển

Chống chỉ định tạm thời:

  • Đang viêm nhiễm cấp vùng mũi họng.
  • Đang nhiễm virus cấp như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết …
  • Bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch.
  • Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, đang có dịch đường hô hấp tại địa phương.
  • Đang uống hay tiêm phòng dịch (chờ ít nhất 2 tuần sau uống vắc xin phòng bại liệt, 6 tháng sau tiêm phòng lao).

Biến chứng có thể xảy ra sau cắt amidan

Nhìn chung, cắt amidan là phẫu thuật đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, dù rất ít xảy ra nhưng vẫn có trường hợp có thể có biến chứng:

  • Xuất huyết: Nguyên nhân của tình trạng này có thể do cắt không đúng kỹ thuật, rối loạn đông máu, chăm sóc không đúng cách.
  • Đau họng, viêm họng sau khi cắt amidan gây sốt và đau tai.
  • Sụt cân, bỏ ăn uống, mất nước vì đau. Nhiễm khuẩn tại chỗ gây sốt.
  • Một phần của amidan bị sót lại do không cắt hết.
  • Bệnh nhân có thể bị thay đổi tiếng nói nếu amidan lớn.

Cắt amidan ở đâu tốt tại Hà Nội

Dưới đây là một số gợi ý cho bệnh nhân về địa chỉ cắt amidan có uy tín, chi phí cắt amidan phù hợp tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện đa khoa An Việt - số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Bệnh viện Nhi Trung ương - 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội (dưới 15 tuổi)
  • Bệnh viện đa khoa 16A Hà Đông - Lô 150 khu giãn dân, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội.
 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Cắt amidan. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/de-phong-bien-chung-sau-cat-amidan-n128334.html
2. http://benhviennhitrunguong.org.vn/khi-nao-can-nao-va-hoac-cat-amidan-cho-tre.html
3.http://benhvien108.vn/khoakhambenh/tinbai/1841/Khi-nao-nen-cat-amidan
4. http://thanhnien.vn/suc-khoe/nen-hay-khong-nen-cat-amidan-cho-tre-828916.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/