Viêm amidan hốc mủ nguy hiểm không? Có nên cắt không, cách chữa trị hiệu quả

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 17/06/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Viêm amidan hốc mủ thường là biến chứng của viêm amidan cấp tính không được điều trị đúng cách. Do bề mặt của amidan không nhẵn mà có các hốc nên khi bị viêm nhiễm, vi khuẩn khi ẩn náu lâu ngày trong các hốc amidan tạo nên các khối mủ bã đậu, vón cục.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
So sánh amidan bình thường và amidan bị sưng viêm
So sánh khối amidan bình thường và amidan bị sưng, viêm

Amidan là 2 khối màu hồng to bằng đầu ngón tay cái, nằm 2 bên thành họng. Vì nằm ở vị trí họng, nơi giao lưu của đường ăn và đường thở nên amidan dễ bị viêm. Đây cũng là một trong những bệnh Tai Mũi Họng phổ biến nhất. 

Do bề mặt của amidan không nhẵn mà có các hốc nên khi bị viêm nhiễm, vi khuẩn khi xâm nhập ẩn náu lâu ngày trong các hốc amidan tạo nên các khối mủ bã đậu, vón cục. 

Triệu chứng viêm amidan hốc mủ

Do hoạt động khi nhai nuốt, cùng sự cọ xát của thức ăn khi đi qua thành họng, các kén mủ trong hốc amidan bật ra. Chúng có hình dạng giống những hạt tấm màu trắng xanh và có mùi hôi. Khi bị viêm amidan hốc mủ, người bệnh thường có một số triệu chứng sau:

  • Khàn tiếng
  • Ho nhiều và có đờm
  • Lưỡi bẩn và chuyển thành màu trắng
  • Đau họng, rát họng
  • Có thể sốt hoặc không, hoặc có cảm giác hơi ngây ngấy sốt
  • Có đờm vướng trong cổ, rất khó khạc hoặc nuốt
  • Hơi thở hôi
  • Thỉnh thoảng khi ho, hắt hơi khạc ra những hạt nhỏ màu trắng xanh như hạt tấm, có mùi rất hôi...

Khi có những triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán chính xác tình trạng. Hoặc tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà. 

Bị viêm amidan sốt mấy ngày?

Hầu hết các cơn sốt do virus nói chung và sốt do viêm amidan sẽ kéo dài khoảng 3 - 4 ngày. Thời gian lành bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị, cách chăm sóc bệnh nhân. 

Sốt không phải là có hại, trừ trường hợp sốt quá cao. Những biến chứng của bệnh viêm amidan mới đáng lo ngại. Do vậy, người bệnh không nên quá lo lắng khi có hiên tượng sốt và sốt bao lâu, việc cần làm là đi khám để bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tư vấn, hướng dẫn cách điều trị phù hợp. 

Triệu chứng viêm amidan hốc mủ
Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm amidan, viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Viêm amidan hốc mủ thường là biến chứng của viêm amidan cấp tính không được điều trị đúng cách. Amidan hốc mủ thường không quá nghiêm trọng và có thể hồi phục nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Tuy nhiên, đôi khi các tổn thương ở amidan hốc mủ, đặc biệt là ở trẻ em nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

  • Biến chứng tại chỗ: Gây khó khăn khi nuốt, đặc biệt là khi nuốt nước bọt. Một số bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi nói chuyện.
  • Gây viêm các vùng xung quanh: Tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan sang các khu vực lân cận như họng, miệng... dẫn đến các bệnh lý liên quan như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Biến chứng toàn thân: Ở một số trường hợp bệnh nghiêm trọng, viêm amidan hốc mủ có thể gây ra các biến chứng như viêm cầu thận, nhiễm khuẩn máu, viêm khớp, phù nề tay chân...
  • Đôi khi amidan sưng quá to có thể dẫn đến chèn ép hệ hô hấp, gây áp lực cho phổi, khiến người bệnh khó thở hoặc gây ra chứng ngưng thở tạm thời. 

Khi có triệu chứng viêm amidan hoặc amidan hốc mủ, người bệnh không nên chủ quan chờ tự khỏi, như vậy có thể khiến bệnh diễn tiến thành mãn tính. Hãy đi khám với các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giỏi để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách. 

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?

Viêm amidan hốc mủ thường dẫn đến tình trạng đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh. Do đó, nhiều người nghĩ đến việc phẫu thuật cắt amidan để ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Theo các chuyên gia, cắt amidan là phương pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Cần tư vấn kỹ ý kiến bác sĩ Tai Mũi Họng trước khi quyết định cắt amidan. 

Theo khuyến cáo của các tổ chức Quốc tế, viêm amidan được chỉ định cắt khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể trong những trường hợp sau:

  • Viêm amidan hốc mủ gây nên những biến chứng như: áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
  • Bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng, làm tắc nghẽn phổi hoặc khiến bệnh nhân khó thở, khó nuốt, ảnh hưởng đến giấc ngủ…
  • Viêm amidan mủ nhiều đợt cấp, từ 5 – 6 lần trong một năm.
  • Amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.
  • Khi khối amidan có nhiều ngóc ngách chứa chất tiết ra gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính cũng có thế tính đến phương án phẫu thuật. 
Cắt amidan là giải phải điều trị viêm amidan mạn tính
Phương pháp cắt amidan có thể được yêu cầu khi bệnh nhân mắc viêm amidan mạn tính, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Amidan đóng vai trò như một phòng tuyến bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lại các tổn thương đến vòm họng và hệ thống hô hấp. Do đó, người bệnh nên cân nhắc việc cắt midan có thể có một số ảnh hưởng (nên đi khám với bác sĩ Tai Mũi Họng giỏi để được tư vấn chính xác):

  • Bệnh nhân trên 45 tuổi nên cân nhắc về cắt amidan. Biến chứng phổ biến thường bao gồm chảy nhiều máu do amidan xơ dính.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Người có bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao nên cân nhắc khi thực hiện cắt amidan...

Điều trị viêm amidan hốc mủ 

Tùy theo tình trạng viêm amidan mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cho từng bệnh nhân. Người bệnh có thể tham khảo trước một số phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ sau. 

Điều trị bảo tồn

Đối với viêm amidan hốc mủ cấp tính (chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không tái đi tái lại),bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng sẽ tư vấn bệnh nhân điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc uống kê đơn (kháng sinh, kháng viêm...),vệ sinh khối viêm, sát khuẩn, chế độ ăn uống phù hợp...

Phẫu thuật cắt amidan

Đối với viêm amidan hốc mủ (tái đi tái lại nhiều lần),tùy theo mức độ mà người bệnh thường được áp dụng biện pháp điều trị là phẫu thuật cắt amidan. Bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ tư vấn kỹ về hiệu quả cũng như rủi ro có thể xảy ra để bệnh nhân dễ dàng đưa ra quyết định. 

Kết hợp chăm sóc và điều trị viêm amidan tại nhà 

Để phòng ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ, mỗi người cần luôn chú ý giữ sức khỏe tốt, nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng của cơ thể bằng rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao.

  • Uống nhiều nước: Nhiễm trùng ở amidan khiến cơ thể dễ mất nước và mệt mỏi. Người bệnh nên uống nhiều nước, có thể sử dụng sữa, nước ép trái cây và rau xanh để bù nước và bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Người bệnh bị viêm amidan hốc mủ dễ gặp phải tình trạng khô họng và mũi, gây khó khăn khi thở và nuốt thức ăn. Do đó, có thể dùng máy tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc. 
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt: Để giảm áp lực lên amidan, đồng thời cải thiện triệu chứng khó nuốt và đau họng khi ăn, bạn nên chế biến món ăn lỏng và mềm như súp, cháo, canh…
  • Dùng nước ấm để giảm đau: Uống nước ấm có thể làm giảm triệu chứng đau ở cổ họng. Nên thêm ¼ thìa muối để tăng tác dụng sát trùng và kháng khuẩn. Hoặc pha nước mật ong, chanh và gừng ấm để làm dịu niêm mạc cổ họng và ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng: Súc họng bằng nước muối ấm sau khi ăn, nên dùng khẩu trang tránh bụi khi làm việc những nơi có mức độ ô nhiễm cao.
 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Bác sĩ khám viêm Amidan

Tài liệu tham khảo
1.https://suckhoedoisong.vn/amidan-hoc-mu-chua-the-nao-n101499.html
2. https://suckhoedoisong.vn/viem-amidan-hoc-mu-n64037.html
3. https://soyte.ninhbinh.gov.vn/soyte-ninhbinh/1217/27199/46398/170269/Y-hoc-co-truyen/Viem-amidan-hoc-mu--Nguyen-nhan-gay-benh-va-cach-phong-ngua.aspx
4. https://suckhoedoisong.vn/nguoi-bi-viem-amidan-khong-the-bo-qua-5-van-de-quan-trong-n150608.html
5. https://www.dieutri.vn/bgtaimuihong/benh-hoc-viem-tay-quanh-amidan
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/