Viêm tai giữa là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 04/03/2018 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Bệnh viêm tai giữa không nguy hiểm nhưng rất dễ để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, ba mẹ nên chú ý các dấu hiệu và chú ý điều trị viêm tai giữa để chăm sóc cho đúng cách.

Trẻ viêm tai giữa cần được đi khám với bác sĩ chuyên khoa
Trẻ viêm tai giữa cần được đi khám với bác sĩ chuyên khoa - Ảnh: SKĐS

Các bệnh lý Tai Mũi Họng nói chung và viêm tai giữa nói riêng là bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Viêm tai giữa nếu không được thăm khám đúng cách và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng rất khó điều trị về sau. 

Hy vọng bài viết sau đây phần nào giúp bệnh nhân và các bậc phụ huynh có thêm thông tin về bệnh viêm tai giữa và cách đi khám và điều trị hiệu quả khi cần. 

Viêm tai giữa cấp tính và mạn tính là gì 

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về tai, gây ra khó chịu, đau đớn do chất dịch và viêm nhiễm tích tụ trong tai. Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương hoặc viêm nhiễm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ). 

Viêm tai giữa được chia thành: Viêm tai giữa cấp tính và Viêm tai giữa mạn tính.

Viêm tai giữa cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, viêm tai giữa chuyển thành mãn tính dẫn đến những biến chứng khó lường như: thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, viêm xương chũm...

1. Viêm tai giữa cấp tính 

Viêm tai giữa cấp tính thường gặp ở trẻ em do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhất là người mắc các bệnh bạch cầu, sởi, ho gà, cúm... Viêm tai giữa cấp tính thường diễn ra dưới 3 tháng. 

Các dạng Viêm tai giữa cấp tính:

  • Viêm tai giữa cấp tính xung huyết
  • Viêm tai giữa cấp tính mủ
  • Viêm tai giữa cấp tính hoại tử
  • Viêm tai giữa cấp tính xuất tiết dịch thấm 

2. Viêm tai giữa mãn tính 

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm nhiễm mạn tính không chỉ trong khoang tai giữa mà còn lan đến sào bào, thượng nhĩ và xương chũm, thời gian chảy mủ tai đã kéo dài trên 3 tháng.

Các giai đoạn Viêm tai giữa mạn tính:

  • Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy
  • Viêm tai giữa mạn tính mủ
  • Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm 
Bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến, dễ gặp nhất ở trẻ em - Ảnh: BV TMH Sài Gòn

Triệu chứng viêm tai giữa

Viêm tai giữa hay gặp ở trẻ em hơn là người lớn. Khi bệnh xảy ra, khu vực tai giữa bị viêm, sưng, đau và xuất hiện các triệu chứng liên quan. Dấu hiệu viêm tai giữa thường gặp:

  • Biểu hiện viêm tai giữa khởi đầu thường là đau tai nhiều lần trong ngày, đôi khi có cảm giác giật và nhói tai, đau lan lên đầu
  • Ù tai, giảm sức nghe, cảm giác có nước trong tai
  • Dịch mủ chảy ra từ tai, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết

Với các bậc phụ huynh có con nhỏ, cần chú ý những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa để kịp thời điều trị viêm tai giữa cho trẻ:

  • Trẻ thường lấy tay dụi hoặc cấu tai
  • Sốt cao, trằn trọc, quấy khóc
  • Bỏ ăn, nôn ói, tiêu chảy
  • Giảm thính lực, phản ứng chậm với âm thanh

Để hiểu thêm tình trạng bệnh, người lớn cũng như trẻ em cần được bác sĩ chẩn đoán như dùng đèn soi tai có kính phóng đại, kính hiển vi soi tai và nội soi tai. Hoặc đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ Tai Mũi Họng. 

Nguyên nhân viêm tai giữa

Có 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này xâm nhập theo con đường qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Ngoài ra, có một số tác nhân khác khiến trẻ bị viêm tai giữa: 

  • Hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm
  • Vòi nhĩ thông giữa họng tai giữa tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc vi rút rất dễ xâm nhập
  • Biến chứng của bệnh viêm V.A, viêm amidan, viêm họng, các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp
  • Không khí, môi trường sống ô nhiễm, thay đổi thời tiết
  • Không vệ sinh sạch sẽ khi tai bị tổn thương, nước lọt vào tai khi tắm gội.

Biến chứng do viêm tai giữa 

Nếu viêm tai giữa không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị nghe kém, điếc, chậm nói... Nguy hiểm hơn có thể gây biến chứng viêm não - màng não hay áp-xe não.

Phương pháp điều trị 

Thông thường, viêm tai giữa có thể tự khỏi từ 24 - 48 giờ. Nếu sau đó bệnh vẫn chưa có tiến triển tốt, cách tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám với các bác sĩ Tai Mũi Họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời thay vì tự tìm cách chữa viêm tai giữa tại nhà.

Có nhiều cách điều trị bệnh viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc chữa viêm tai giữa) là chủ yếu. Bệnh nhân thường được kê thuốc kháng sinh uống, thuốc nhỏ viêm tai giữa phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

Bệnh nhân và những phụ huynh có con nhỏ không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ Tai Mũi Họng do:

  • Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị viêm tai giữa do vi rút
  • Không làm khô dịch mủ trong tai
  • Không hỗ trợ giảm đau sau khi bị nhiễm trùng
  • Có nhiều tác dụng phụ 

Một số trường hợp viêm tai giữa nhưng điều trị kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ - đặt ống thông nhĩ hay nạo VA được thực hiện nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi VA phì đại.

Nếu bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.

Viêm tai giữa có thể chữa khỏi hoàn toàn, không để lại biến chứng nếu như được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Vì vậy, khi có dấu hiệu viêm tai giữa, đặc biệt là ở trẻ em, cần chú ý theo dõi và đi khám ngay khi cần thiết. Khi viêm tai giữa chuyển thành viêm tai xương chũm, viêm phổi, phụ huynh cần cho trẻ đi bệnh viện ngay.

Xem thêm

Phòng ngừa viêm tai giữa

  • Cần phát hiện bệnh sớm để giải quyết sớm ổ viêm vùng mũi họng
  • Điều trị viêm mũi xoang, loại bỏ các bít tắc ở vòm
  • Làm thông vòi nhĩ bằng nghiệm pháp Valsava 
  • Đảm bảo các điều kiện vệ sinh, môi trường, nhà ở sạch sẽ.
  • Không nên bơi lội khi tai có dấu hiệu đau
  • Tránh khói thuốc lá và giữ tai luôn khô sạch…

Riêng đối với trẻ em, cần phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ bằng cách:

  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh
  • Cho bé bú mẹ thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
  • Tiêm phòng vắc xin để làm giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp
Phòng ngừa Viêm tai giữa
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh cảm cúm, cảm lạnh giúp giảm nguy cơ viêm tai giữa - Ảnh: Medlatec 

Cách đi khám viêm tai giữa hiệu quả

Khi cần đi khám và điều trị viêm tai giữa, bệnh nhân nên lựa chọn các bệnh viện, phòng khám chuyên về Tai Mũi Họng, có các bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm để quá trình đi khám và điều trị hiệu quả hơn.

Với trẻ em bị viêm tai giữa, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc chuyên khoa Tai Mũi họng trẻ em vì các bé thường quấy khóc, không hợp tác. Vì vậy, các bác sĩ chuyên về Nhi sẽ có kinh nghiệm hơn, nhất là với trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa.

Có thể đi khám ở địa phương nơi gần nhà để tiện cho việc đi lại và tái khám. Ngoài ra, khám đúng tuyến ban đầu còn được áp dụng đúng tuyến BHYT tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm tai giữa nặng hoặc đã đi khám, điều trị lâu ngày mà chưa khỏi nên đưa trẻ đến khám với bác sĩ Tai Mũi họng Trẻ em có nhiều kinh nghiệm ở bệnh viện tuyến trên.

Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa

  • Chương trình: Vui Sống Mỗi Ngày - Kênh VTV3 
  • Chuyên gia: Tiến sĩ, bác sĩ Trần Viết Huy – Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.HCM
  • Thời lượng: 4 phút 50 giây

Trên đây là những điều cần biết về Viêm tai giữa: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách đi khám và điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, đặc biệt là những bậc cha mẹ có con nhỏ, dễ mắc bệnh Viêm tai giữa. 

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-benh-viem-tai-giua-n80997.html
2. http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-viem-tai-giua-o-tre-em-n76918.html
3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng - Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/