- Xuất bản: 09/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 04/03/2024
Đau bụng ở trẻ em - Ảnh: BookingCare
Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ là gì? Trường hợp nào cần đưa trẻ đi khám? Làm cách nào để phòng ngừa đau bụng cho trẻ?
Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ là gì? Trường hợp nào cần đưa trẻ đi khám? Làm cách nào để phòng ngừa đau bụng cho trẻ?
Đau bụng ở trẻ em là tình trạng thường xuyên gặp phải. Có những cơn đau chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những cơn đau liên tục và kéo dài và trong nhiều trường hợp là biểu hiện của nguyên nhân nguy hiểm tới tính mạng
Đau bụng ở trẻ em là gì?
Đau bụng là cảm giác đau ở bất kỳ vị trí nào ở vùng bụng. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em dưới 12 tuổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau bụng ở trẻ em, bao gồm những nguyên nhân nguy hiểm cần phải chẩn đoán kịp thời
Nguyên nhân đau bụng ở trẻ em
Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ được chia thành nhiều loại, tuỳ theo độ tuổi, trẻ có thể đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Trẻ dưới 1 tuổi:
Co thắt ruột
Viêm dạ dày ruột
Táo bón
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Lồng ruột
Xoắn ruột
Thoát vị bẹn nghẹt
Phình đại tràng vô hạch bẩm sinh
Trẻ từ 2- 5 tuổi có thể đau bụng do:
Viêm dạ dày ruột
Viêm ruột thừa
Táo bón
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Lồng ruột
Tắc ruột
Chấn thương
Viêm phổi thùy
Đau bụng giun
Viêm họng cấp
Viêm hạch mạc treo
Trẻ 6-11 tuổi
Viêm ruột thừa, viêm phúc mạc
Giun chui ống mật, dị dạng đường mật
Viêm ruột hoại tử
Sỏi tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu
Viêm loét dạ dày tá tràng
Táo bón
Đau bụng cơ năng
Chấn thương
Viêm tụy cấp
Viêm hạch mạc treo
Nguyên nhân đau bụng trẻ 12-18 tuổi:
Viêm ruột thừa
Viêm dạ dày tá tràng
Táo bón
Đau bụng kinh
Viêm phần phụ
U nang buồng trứng
Ứ máu tử cung âm đạo do không có lỗ màng trinh
Vỡ u nang buồng trứng
Thai ngoài tử cung
Có thể thấy có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ, trong đó có những nguyên nhân nguy hiểm cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm như: xoắn dạ dày, lồng ruột, tắc ruột (do giun, do thức ăn…), u buồng trứng xoắn, viêm ruột thừa…
Vì vậy, khi nhận thấy có các triệu chứng đau bụng bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm. Ngoài ra, không tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ vì sẽ làm mất triệu chứng gây khó khăn trong chẩn đoán
Dấu hiệu đau bụng ở trẻ em
Đánh giá mức độ đau ở trẻ
Cha mẹ có thể dựa trên các bảng đánh giá mức độ đau của trẻ dưới đây để biết trẻ đang đau ở mức độ nào và có phương hướng xử lý phù hợp.
Đối với trẻ từ 1-3 tuổi có thể đánh giá mức độ đau của trẻ theo các tiêu chí sau
Các tiêu chí đánh giá
0 điểm
1 điểm
2 điểm
Khuôn mặt
Không có biểu hiện gì hoặc không cười
Thỉnh thoảng nhăn mặt, nhíu mày, không tham gia, thờ ơ
Thường xuyên hoặc liên tục nhíu mày, mím chặt miệng hoặc run lẩy bẩy
Chân
Tư thế bình thường, thoải mái
Bứt rứt, luôn động đậy
Co chân, hay đạp/đá chân
Hoạt động
Nằm yên, tư thế bình thường, cử động dễ dàng
Nằm không yên, ngó ngoáy, căng thẳng
Co người, uốn cong hoặc co giật
Khóc
Không khóc (dù thức hay ngủ)
Khóc thút thít, kêu rên rỉ, thỉnh thoảng kêu đau
Khóc to, kêu thét, thường xuyên kêu đau
Động viên
Hài lòng, thoải mái
Yên tâm khi được dỗ dành, vỗ về, an ủi hoặc nói chuyện có thể làm trẻ quên đau
Khó dỗ dành hoặc an ủi
Với trẻ từ 3 tuổi, có thể đánh giá dựa trên thang đo mức độ đau Wong-Baker:
Khuôn mặt 0: rất hạnh phúc vì không cảm thấy đau gì cả.
Mặt 2: chỉ đau một chút thôi.
Mặt 4: đau thêm một chút.
Mặt 6: đau hơn nữa.
Mặt 8: đau rất nhiều.
Mặt 10: rất đau, mặc dù không khóc như hình
Với trẻ trên 7 tuổi, cha mẹ có thể hỏi mức độ đau của con bằng cách hỏi trẻ đau ở khoảng số mấy theo thang dưới đây:
Các dấu hiệu báo động đỏ khi trẻ đau bụng
Trường hợp đau cấp tính
Cơn đau bụng khiến trẻ tỉnh giấc: lồng ruột…
Nôn ra máu hoặc dịch mật: tắc ruột, viêm loét dạ dày, xoắn ruột…
Bỏ ăn, bỏ bú
Vàng da hoặc phân nhạt màu: nhiễm trùng đường mật, sỏi mật, u tuỵ…
Xuất hiện các khối u ở tứ chi: u phần mềm, u xương…
Tiểu máu: u thận, u bàng quang…
Điều trị đau bụng ở trẻ em như thế nào?
Với đau bụng ở trẻ em, điều quan trọng là xác định được nguyên nhân để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp, đặc biệt là các trường hợp cần điều trị ngoại khoa.
Các trường hợp cần can thiệp ngoại khoa bao gồm:
Viêm ruột thừa cấp có thể chuyển sang mủ và vỡ
Tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, thủng ruột. Đã có trường hợp thủng ruột do nuốt tăm; tắc ruột do búi giun; thủng dạ dày do loét.
Thoát vị bẹn nghẹt: buồng trứng có thể chui xuống bẹn, ruột chui xuống nếu không xứ trí kịp phải cắt bỏ.
Viêm phúc mạc: do thủng ruột, do vỡ tạng…
Viêm túi thừa Meckel: có thể gây xuất huyết vỡ vào bụng, hay gây lồng ruột
Viêm tuỵ hoại tử tạo nang có thể vỡ
Vỡ gan, vỡ lách, vỡ thận tuỳ mức độ
Vỡ ruột
Vỡ bàng quang
Các trường hợp khác tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp.
Chăm sóc trẻ bị đau bụng như thế nào?
Tất cả trường hợp đau bụng ở trẻ phải được thăm khám và xác định nguyên nhân.
Tại nhà phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ bằng cách:
Cho trẻ nghỉ ngơi
Uống đủ nước và khuyến khích trẻ uống từng ngụm nhỏ
Không ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn
Khuyến khích trẻ đi đại tiện có thể giảm cơn đau
Đánh lạc hướng trẻ khỏi cơn đau bằng cách đọc sách, xoa bụng hoặc bằng đồ chơi,..
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau, chống nôn, kháng sinh… vì có thể làm che giấu triệu chứng gây khó khăn trong chẩn đoán
Khi nào cần đưa trẻ đi khám/cấp cứu?
Đau bụng nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, đau bụng có thể cần phải đi khám để được bác sĩ hỗ trợ.
Nếu trẻ đau bụng với các dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám:
Đau bụng không giảm
Đau nhiều hơn khi di chuyển
Đau đến nỗi không ngủ được
Có thể đau ngắt quãng nhưng không khỏi hoàn toàn
Đau bụng kèm sốt trên 38 độ C
Đau khi đi tiểu: nhiễm khuẩn hệ niệu
Trẻ có vẻ xanh xao, tím: ung thư máu..
Mệt mỏi, bơ phờ
Đau bụng ngày càng tăng
Tiêu chảy
Dấu hiệu mất nước: Khát nước, mắt trũng, buồn ngủ, môi và lưỡi khô
Phát ban da
Nếu là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: bỏ bú, quấy khóc, chướng bụng…
Đau hoặc sưng ở háng hoặc tinh hoàn ở bé trai
Nếu có dấu hiệu dưới đây, cần đưa trẻ đến thẳng khoa cấp cứu của bệnh viện:
Chất nôn có màu xanh hoặc có máu
Phân có màu đen hoặc đỏ (có thể có máu), bao gồm tiêu chảy ra máu: chảy máu trong ruột dạ dày
Chấn thương…
Phòng ngừa đau bụng ở trẻ em
Không phải tất cả các cơn đau bụng đều có thể phòng ngừa, nhưng hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ đau bụng ở trẻ bằng việc thay đổi lối sống, bao gồm:
Ăn uống lành mạnh: Ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và vitamin, thực hành kiểm soát khẩu phần ăn và tránh bỏ bữa sẽ giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ bị đau bụng.
Tuân thủ các biện pháp vệ sinh tốt: Để tránh đau bụng, hãy khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay trước khi ăn để giảm nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hoá.
Tránh những thực phẩm kích thích có thể gây khó chịu cho dạ dày như thực phẩm cay nóng, thực phẩm gây đầy hơi.
Tập thể dục thường xuyên giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, hạn chế các nguyên nhân gây đau bụng.
Nếu trẻ bị rối loạn đường ruột, như bệnh Crohn, hãy tuân theo chế độ ăn kiêng để giảm sự khó chịu.
Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn trước tối thiểu 2 giờ khi ngủ. Ăn quá muộn có thể gây ợ nóng và đau bụng.
Nếu là trẻ sơ sinh, cần ợ hơi cho trẻ sau khi bú sữa xong.
Đau bụng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân. Phụ huynh cần nhận biết trường hợp đau bụng nào nên đưa con đi khám để trẻ được điều trị kịp thời, tránh rơi vào trạng thái nguy hiểm. Bên cạnh đó, thực hành thói quen vệ sinh và lối sống lành mạnh để hạn chế các nguy cơ gây ra đau bụng cho trẻ.