Dấu hiệu bị nấm vùng kín
Dấu hiệu bị nấm vùng kín
Dấu hiệu bị nấm vùng kín
Dấu hiệu bị nấm vùng kín - Ảnh: BookingCare

Dấu hiệu bị nấm vùng kín

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 13/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 30/10/2023
Có tới hơn 80% nữ giới từng ít nhất một lần trong đời bị nấm vùng kín. Tuy đây là căn bệnh phổ biến nhưng chị em không nên chủ quan bởi nấm vùng kín kéo dài sẽ trở nên mãn tính và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nấm vùng kín có dấu hiệu và nguyên nhân gì?

Dấu hiệu nấm vùng kín thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác ở nữ giới. Nếu chị em phụ nữ đang có các dấu hiệu sau đây thì không nên chủ quan, vì rất có thể bạn đã mắc nấm vùng kín. Hãy đi khám càng sớm càng tốt để xác định chính xác tình trạng bệnh mà mình gặp phải.

Nấm vùng kín là gì?

Nhiễm nấm vùng kín là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất khi được Trung tâm Giải phẫu tế bào học BV Bạch Mai ghi nhận có khoảng 90% trong số 70.000 bệnh nhân tới khám mắc bệnh. Đa phần trong số người được chẩn đoán ra này đều không biết nấm vùng kín là gì, các dấu hiệu khi bị nấm vùng kín cũng như cách khắc phục. 

Thông thường, âm đạo nữ giới chứa rất nhiều loại vi khuẩn cũng như nấm men có lợi và hại. Những vi khuẩn và nấm men này chung sống với nhau hài hòa trong môi trường có độ pH cân bằng.

Khi sức đề kháng  của nữ giới bị suy giảm, nồng độ pH ở âm đạo mất cân bằng, rối loạn nội tiết tố sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, điều này làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi, tăng sinh các loại vi khuẩn có hại cũng như những yếu tố có hại bên ngoài có điều kiện xâm nhập vào gây các triệu chứng viêm nhiễm âm đạo.

Nguyên nhân chủ yếu của nấm vùng kín là do nấm Candida trong âm đạo gây nên tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, mùi hôi khó chịu, sưng đỏ vùng kín. Các tình trạng này sẽ dễ dàng bắt gặp hơn ở các phụ nữ đã có gia đình, thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn. 

Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh thời gian dài,  vì lý do nào đó mà nồng độ estrogen tăng, bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch suy yếu đều có thể là tác nhân khiến cho nấm vùng kín  phát triển. 

Dấu hiệu bị nấm vùng kín

Những triệu chứng của nấm vùng kín (nấm âm đạo tiến triển theo mức độ tăng dần. Nấm càng lâu, càng gây tổn thương nhiều thì càng khiến cho những triệu chứng điển hình thêm nghiêm trọng.

  • Khí hư nhiều có dạng dịch tiết màu vàng, có dạng bột trắng vón cục như bã đậu hoặc đóng thành từng mảng có mùi hôi nồng khó chịu, biểu hiện khô rát.
  • Ngứa ngáy, đỏ rát tại các vùng niêm mạc của vùng kín. Tình trạng ngứa có xu hướng tiến triển nghiêm trọng rất nhanh, thậm chí lan ra các vùng da ngoài như đùi, hậu môn, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. .
  • Ngứa có thể kèm theo đau khi vùng kín bắt đầu bị viêm nhiễm và tổn thương, triệu chứng đau rát trầm trọng hơn khi quan hệ tình dục
  • Tiểu khó, tiểu buốt có thể xuất hiện khi bào tử nấm phát triển quanh lỗ niệu đạo
  • Có những nốt mụn nhỏ đỏ li ti ở vùng kín.
  • Xét nghiệm dịch âm đạo phát hiện có nấm.
  • Các triệu chứng trên có thể thường xuyên tái phát, do nấm rất dễ nhiễm lại và dễ phát triển.

Nguyên nhân gây ra nấm vùng kín

Có nhiều nguyên nhân gây nấm vùng kín mà chị em không ngờ tới như:

  • Do vệ sinh vùng kín sai cách: Lạm dụng dung dịch vệ sinh, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Do thói quen xấu: Không thường xuyên thay quần lót hàng ngày, sử dụng băng vệ sinh quá lâu trong ngày “đèn đỏ”...
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Thay đổi nội tiết tố cơ thể: Cơ thể phụ nữ trong khi mang thai, sau khi sinh nở,) bị thay đổi nội tiết tố dẫn đến mất cân bằng môi trường âm đạo, gây ra nấm vùng kín.

Điều quan trọng nhất chính là chị em nên đi khám và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bởi nấm vùng kín không phải là căn bệnh dễ điều trị nhưng rất dễ tái phát nếu không điều trị triệt để. Việc điều trị đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cao, hạn chế tái phát và biến chứng. Ngược lại, điều trị sai cách sẽ khiến bệnh trở nặng, dai dẳng, mãn tính dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết