Dấu hiệu nhận biết của bệnh động mạch ngoại biên
Dấu hiệu nhận biết của bệnh động mạch ngoại biên
Dấu hiệu nhận biết của bệnh động mạch ngoại biên
Dấu hiệu nhận biết của bệnh động mạch ngoại biên - Ảnh: BookingCare

Dấu hiệu nhận biết của bệnh động mạch ngoại biên

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 30/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 14/11/2023
Do bệnh động mạch ngoại biên ảnh hưởng đến mạch máu tại các chi, do đó, triệu chứng bệnh động mạch ngoại biên cũng biểu hiện rõ rệt ở tay hoặc ở chân.

Triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên cũng biểu hiện khác nhau theo từng tình trạng bệnh. Điển hình nhất của bệnh chính là triệu chứng đau cách hổi, không liên tục, đặc biệt tăng khi hoạt động rèn luyện thể lực. Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh để có phương án điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng nhận biết bệnh động mạch ngoại biên

Nhiều người mắc bệnh động mạch ngoại biên có triệu chứng nhẹ hoặc không có. Thường gặp nhất là triệu chứng đau cách hồi bao gồm đau cơ hoặc chuột rút ở chân hoặc tay bắt đầu khi tập thể dục và kết thúc khi nghỉ ngơi. Cơn đau thường cảm thấy nhất ở bắp chân, mức độ có thể từ nhẹ đến nặng. Trường hợp nặng có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại hoặc khi thực hiện các hoạt động thể chất khác.

Các triệu chứng bệnh động mạch ngoại biên khác có thể bao gồm:

  • Lạnh ở cẳng chân hoặc bàn chân
  • Tê hoặc yếu chân
  • Đau chuột rút ở một hoặc cả hai cơ hông, đùi hoặc bắp chân sau một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như đi bộ hoặc leo cầu thang
  • Da chân sáng bóng, màu sắc da chân thay đổi, trở nên nhạt và xanh hơn
  • Móng chân phát triển chậm hơn
  • Các vết loét ở ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân không lành
  • Đau khi sử dụng cánh tay, chẳng hạn như đau và chuột rút khi đan len, viết hoặc làm các công việc chân tay khác
  • Rối loạn cương dương ở nam giới
  • Rụng lông hoặc mọc lông chậm hơn ở chân

Dựa vào các triệu chứng và mức độ biểu hiện của từng triệu chứng ở chân mà các chuyên gia Tim mạch cũng xác định được bệnh động mạch ngoại biên đang ở giai đoạn nào, cụ thể như sau:

  • I: Không có triệu chứng
  • IIa: Đau cách hồi nhẹ (đau chân khi vận động)
  • IIb: Khập khiễng từ trung bình đến nặng.
  • III: Đau do thiếu máu cục bộ khi nghỉ ngơi (đau ở chân khi nghỉ ngơi).
  • IV: Loét hoặc hoại tử

Cách chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên

Nếu nghi ngờ bệnh nhân đang mắc bệnh động mạch ngoại biên, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và khám lâm sàng ở bệnh nhân trước tiên. Sau đó, một số biện pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn cũng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện, bao gồm:

  • Chỉ số mắt cá chân-cánh tay -  phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất đối với bệnh động mạch ngoại biên, đây là xét nghiệm so sánh huyết áp ở mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay
  • Siêu âm, chụp động mạch và xét nghiệm máu – cũng có thể được khuyến nghị để kiểm tra mức cholesterol, homocysteine ​​và protein phản ứng C
  • Chụp ảnh Doppler và siêu âm (Duplex) – một phương pháp không xâm lấn giúp mô tả lại hình ảnh động mạch bằng sóng âm thanh và đo lưu lượng máu trong động mạch để chỉ ra sự hiện diện của tắc nghẽn
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) - một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn khác giúp mô tả hình ảnh các động mạch ở bụng, xương chậu và chân của bệnh nhân
  • Chụp mạch cộng hưởng từ (MRI) – cung cấp thông tin tương tự như thông tin được tạo ra bởi chụp CT, nhưng không sử dụng tia mà thay bằng sóng từ trường.

Bệnh động mạch ngoại biên không được chẩn đoán hoặc không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm; dẫn đến các triệu chứng đau đớn, mất một chân, tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và xơ vữa động mạch cảnh. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết