Dấu hiệu và lưu ý khi dùng thuốc điều trị nấm da đầu ở trẻ

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 01/12/2020 - Cập nhật lần cuối: 01/10/2023

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nấm da đầu do có nhiều thói quen không tốt hoặc do nhiều cha mẹ chưa biết cách vệ sinh tóc sạch sẽ cho con. Tuy nhiên, việc điều trị nấm da đầu cho trẻ nhỏ có nhiều lưu ý, cha mẹ nên tìm hiểu để tránh mắc sai lầm.

Nấm da đầu ở trẻ
Bệnh nấm đầu ở trẻ dễ lây lan ở nơi đông người - Ảnh: Amazon

Nấm da đầu ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi vì ăn ngủ kém. Nếu không sớm được điều trị với bác sĩ Da liễu, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Dấu hiệu nấm da đầu ở trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở xuống thường dễ bị mắc bệnh nấm da đầu do sức đề kháng yếu, hàng rào bảo vệ da cũng chưa hoàn thiện.

Khi bị nấm da đầu, trẻ thường có những dấu hiệu:

  • Da đầu của trẻ xuất hiện các mảng nhỏ, nhìn giống với gàu ngoài da.
  • Mụn mủ nhỏ kết thành từng mảng phồng rộp, dạng tổ ong.
  • Trẻ lớn thường xuyên gãi da đầu, trẻ nhỏ quấy khóc, khó chịu
  • Trẻ có biểu hiện tóc rụng nhiều
  • Với thể nấm thân tóc (trứng tóc),trên tóc có những hạt tròn bằng hạt kê, màu nâu sẫm hoặc đen, có thể dùng ngón tay tuốt ra như trứng chấy.

Nguyên nhân nấm da đầu ở trẻ em

Trẻ em có nguy cơ nấm da đầu cao do:

  • Sức đề kháng của trẻ còn yếu
  • Sống trong môi trường điều kiện vệ sinh kém
  • Trẻ vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi nhưng không vệ sinh da đầu ngay sau đó
  • Để tóc ướt, ẩm đi ngủ
  • Lây từ trẻ khác khi đi học hoặc tiếp xúc với vật nuôi bị nấm

Nấm da đầu ở trẻ có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, bệnh nấm da đầu gây ra kerion - một tình trạng viêm, gây đau đớn trầm trọng của da đầu.

Kerion gây ra tình trạng sưng phồng lên, mủ chảy, màu vàng trên da đầu, đồng thời khiến tóc rụng, để lại seọ vĩnh viễn trên da đầu.

Điều trị nấm da đầu ở trẻ

Thông thường, bác sĩ Da liễu có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại sản phẩm điều trị nấm da đầu như:

  • Nhóm thuốc trị nấm
  • Dầu gội có thành phần trị nấm để cải thiện nấm tóc và nấm da đầu ở trẻ.
  • Kết hợp uống thuốc trị nấm trong trường hợp nấm da đầu nặng

Đối với các loại thuốc điều trị nấm da đầu ở trẻ, phụ huynh cần chú ý sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu để tránh những ảnh hưởng không mong muốn.

Xem thêm bài viết:

Tùy tình trạng, độ tuổi mỗi trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc điều trị sao cho phù hợp, đồng thời hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ tại nhà sao cho phù hợp.

Có nhiều loại nấm da đầu khác nhau. Đồng thời, các triệu chứng của nấm da đầu dễ nhầm lẫn với chốc lở, viêm chân tóc, á sừng do liên cầu, lupus ban đỏ…. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị nấm da đầu cho con.

Trong trường hợp con nhỏ, cha mẹ chưa muốn đưa bé đến bệnh viện chờ đợi thăm khám trực tiếp, cha mẹ có thể cho con thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video.

Phòng bệnh nấm da đầu ở trẻ

Nấm da nói chung là căn bệnh dễ mắc. Tuy nhiên, đây là căn bệnh ngoài da lành tính và hoàn toàn có thể điều trị được nếu bệnh nhân phát hiện sớm.

Để ngăn ngừa bệnh nấm da đầu ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý:

  • Gội đầu cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là sau khi vận động, ra nhiều mô hôi, sau khi cắt tóc,...
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên cho con để tránh lây nhiễm nấm.
  • Cho bé sử dụng vật dụng cá nhân riêng, không dùng chung đồ dùng với người khác, đặc biệt là trong các trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, phòng tập thể dục, hồ bơi và phòng thay quần áo.
  • Cảnh giác khi trẻ tiếp xúc với vật nuôi trong nhà như chó, mèo,... Khi thú cưng có dấu hiệu bị nấm, nên hỏi bác sĩ thú y và tránh cho trẻ lại gần chúng.
  • Vệ sinh quần áo và các vật dụng của trẻ thường xuyên, trụng nước sôi hoặc phơi ở nơi nắng to để diệt vi nấm.
  • Cho bé thăm khám với bác sĩ ngay từ khi có dấu hiệu nấm da đầu. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho con.
 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://www.dieutri.vn/dalieu/nam-da-dau
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/