5 bệnh nấm da thường gặp ở người Việt Nam chúng ta

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Xuất bản: 30/07/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Pgs.Ts. Nguyễn Mai Hồng,
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về Chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị

Các bệnh nấm da thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng bệnh thường khó điều trị dứt điểm, tồn tại dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Bệnh nấm da thường gặp ở nước ta
Gặp bác sĩ chuyên khoa để có làn da khỏe đẹp - Ảnh: Pixabay

Nước ta ở vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm thích hợp cho các bệnh nấm da phát triển. Thường gặp nhất là nấm hắc lào, nấm lang ben, nấm kẽ...

Mặc dù các bệnh nấm da thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng bệnh thường khó điều trị dứt điểm, tồn tại dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống.

Mặt khác, các bệnh nấm ngoài da là vấn đề da liễu thường gặp nên cảm giác thiếu tự tin và ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ, nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên. 

Vì sao bệnh nấm da lại phổ biến

Nước ta thuộc khu vực nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho các loại nấm da lây lan và phát triển. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt không khoa học cũng tạo điều kiện cho nấm da phát triển, cụ thể như.

  • Nấm da phát triển thuận lợi trong môi trường hơi kiềm có độ pH từ 7 đến 7,2.
  • Vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến bị nấm vùng kín, những nơi hay ra mồ hôi như kẽ tay kẽ chân, sử dụng xà phòng không đúng cách.
  • Mồ hôi nhiều, ẩm ướt, mặc quần áo chật chội cùng với nhiệt độ từ 27 - 35 độ C cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phụ nữ bị rối loạn nội tiết.

5 bệnh nấm da thường gặp ở người Việt Nam

Bệnh hắc lào

Các nấm thuộc nhóm Dermatophytes là nguyên nhân chính gây nên bệnh hắc lào. Bệnh nhân bị hắc lào ban đầu chỉ cảm thấy ngứa nhưng sau đó sẽ phát triển thành những vòng tròn có màu đỏ rất rõ rệt, trên viền là những mụn nước nhỏ. Bệnh có xu hướng phát triển tạo thành nhiều vòng cung nếu không được chữa trị kịp thời. 

Tổn thương cơ bản ban đầu là đám da đỏ hình tròn như đồng xu, ranh giới rõ, có mụn nước nhỏ, ở giữa đám bong vảy nhẹ, về sau to hơn, lan to ra ngoại vi, nhiều đám liên kết với nhau thành mảng lớn hình đa cung.

Người bệnh gãi sẽ càng làm tăng tốc độ lây lan của hắc lào. Đây là bệnh lây truyền từ người sang người nếu sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn tắm, ngủ chung, mặc đồ chung,...Nấm hắc lào bao gồm nấm bẹn, nấm da thường ở mông, thân mình.

Hắc lào
Hắc lào gây tổn thương đám da đỏ hình tròn như đồng xu - Ảnh: Vinmec

Triệu chứng của bệnh

  • Triệu chứng chính là ngứa, đặc biệt khi ra mồ hôi, nếu không điều trị kịp thời, đúng phác đồ sẽ trở thàn mãn tính dễ tái phát và biến chứng viêm da nhiễm khuẩn.
  • Bệnh thường bị vào mùa hè, vị trí thường gặp ở vùng kín, nếp gấp kễ lớn như kẽ bẹn 2 bên, kẽ mông, quanh thắt lưng…

Cách dự phòng bệnh:

  • Không mặc quần áo chật, ẩm ướt, luôn giữ khô ráo.
  • Không lạm dụng xà phòng, sữa tắm…
  • Cách ly tránh nguồn lây đặc biệt từ động vật nuôi bị bệnh (chó, mèo, ngựa…)
  • Loại trừ các yếu tố thuận lợi, tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Tránh các phương thức lây như nói ở trên.

Bệnh lang ben

Lang ben là bệnh về da thường gặp, bệnh do nấm men Pityrosporum Ovale, một loài ưa môi trường chât dầu, mỡ, thường trú cổ nang lông tuyến bã, khi gặp điều kiện thuận lợi thì gây bệnh. Ở một số vùng nhiệt đới có tới 30 - 40% dân số đã từng bị. Khí hậu ấm và ẩm là điều kiện tốt cho nấm phát triển.

Bệnh hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ. Một số yếu tố thuận lợi như vùng da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid,...

Tổn thương là dát hình tròn hay hình bầu dục trên có vảy da mỏng. Có thể cào nhẹ trên bề mặt tổn thương để phát hiện vảy da trong trường hợp khó phát hiện. Các tổn thương liên kết với nhau thành mảng lớn hình nhiều cung. Vị trí thường gặp ở vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng ngực và vùng liên bả vai.

Ngoài ra, tổn thương có thể gặp ở mặt (thường gặp ở trẻ em),da đầu, khoeo, dưới vú và bẹn.

Màu tổn thương hay gặp nhất là màu nâu (tăng sắc tố) và nâu vàng (giảm sắc tố); thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ (màu hồng).

Đối tượng người trẻ, thanh thiếu niên, người da dầu, da mỡ.

Bệnh lang ben
Lang ben thường có màu trắng ở cổ - Ảnh: Sức khỏe đời sống 

Triệu chứng lâm sàng

  • Thường gặp ở ½ thân người trên cổ, ngực bụng, lưng, cánh tay.
  • Tổn thương cơ bản ban đầu là các chấm, vết, dát hình tròn đường kính 1-2 mm, trông giống bèo tấm, ăn khớp lỗ chân lông, thường có màu trắng, hồng nhất là khi ra mồ hôi, đôi khi có màu nâu. Các tổn thương liên kết với nhau thành các đám có hình vằn vèo, hình bản đồ giới hạn rõ, bề mặt có vảy nhỏ (vảy cám).
  • Triệu chứng gây ngứa râm ran, nhất là khi nóng, ra mồ hôi và bệnh dễ tái phát.
  • Thường bị về mùa hè, những người thường lạm dụng xà phòng, mặc áo chật, bề mặt da ẩm…

Cách dự phòng bệnh

  • Chú ý vệ sinh bề mặt da không lạm dụng xà phòng, mặc áo bằng vải sợi dễ hút mồ hôi…

Bệnh nấm kẽ

Hai loại nấm Epidermophyton và Candida albicans là căn nguyên gây nên bệnh nấm kẽ, dân gian còn gọi là viêm kẽ hay nước ăn chân.

Đối tượng thường bị nhiễm bệnh là những người phải ngâm chân trong nước một khoảng thời gian dài.

Người nông dân cày bừa làm ruộng, công nhân vệ sinh cống rãnh không sử dụng đồ bảo hộ cẩn thận, vận động viên bơi lội,...

Nấm kẽ
Nấm kẽ thường có 3 loại: có mụn nước, viêm kẽ và tróc vảy khô - Ảnh: Sức khỏe đời sống

Triệu chứng bệnh

  • Triệu chứng thường là ngứa, gặp ở kẽ ngón chân, đặc biệt kẽ ngon 3-4 sít nhau. 
  • Ban đầu bợt trắng, hơi bong vảy, chợt nông, nổi mụn nước, có khi viêm tẩy do nhiễm khuẩn thứ phát, về sau lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, kẽ các ngón khác.

Cách dự phòng bệnh

Bệnh thường gặp ở những người làm việc môi trường ẩm ướt, thường xuyên đi giày, ra mồ hôi chân, vì vậy:

  • Cần giữ gìn các kẽ chân luôn khô ráo
  • Bôi, rắc thuốc bột diệt nấm vào dày, tất, vào kẽ chân, nhất là những người phải đi dày, ra mồ hôi chân…

Bệnh nấm móng

Nấm sợi chiếm trên 90% các trường hợp nấm móng. Chúng xuất hiện ở bờ tự do của móng hoặc 2 cạnh bên của móng, bệnh có thể lây lan từ móng này sang móng khác.

Nấm móng khiến bệnh nhân bị mất màu móng, móng bị khuyết hoặc nhô lên cao, bề mặt móng lỗ chỗ hoặc hình thành rãnh, dưới các rãnh này có vụn bột. Càng ngày móng của người bệnh càng sần sùi, chuyển từ trắng sang vàng hoặc trắng đục.

Candida albicans cũng là nguyên nhân gây nên nấm móng, chúng khiến phần bên trong móng bị tổn thương, móng bị biến dạng mọc ra lởm chởm, các vùng da xung quanh móng bị sưng đỏ, trường hợp nặng có thể mưng mủ.

Triệu chứng bệnh

Một hoặc nhiều móng có triệu chứng

  • Móng dày lên

  • Sự đổi màu từ trắng sang vàng nâu

  • Giòn, vụn hoặc rách

  • Bị biến dạng 

  • Một màu tối, gây ra bởi các mảnh vụn tích tụ dưới móng tay của bạn

  • Mùi hôi

Nấm móng tay có thể ảnh hưởng đến móng tay, nhưng phổ biến hơn ở móng chân.

Cách dự phòng bệnh

  • Rửa tay và chân thường xuyên

  • Rửa tay sau khi chạm vào móng bị nhiễm trùng. Giữ ẩm cho móng sau khi rửa.

  • Cắt móng tay thẳng, làm phẳng các cạnh bằng dũa.

  • Khử trùng dụng cụ cắt móng tay sau mỗi lần sử dụng.

  • Mang vớ thấm mồ hôi hoặc thay vớ khi đã sử dụng cả ngày.

  • Chọn giày làm bằng vật liệu thông thoáng.

  • Vứt bỏ giày cũ hoặc xử lý chúng bằng chất khử trùng hoặc bột chống nấm.

  • Mang giày dép trong khu vực hồ bơi và phòng thay đồ.

  • Chọn một tiệm làm móng sử dụng các dụng cụ làm móng tiệt trùng cho mỗi khách hàng.

  • Không nên sử dụng sơn móng tay và móng tay nhân tạo.

Nấm da đầu

Nấm dermatophyte là nguyên nhân chủ yếu của nấm tóc, trong đó nấm da đầu do trichophyton sẽ có biểu hiện ban đầu là những nốt sần nhỏ nằm phân tán trên da đầu.

Sau này khi bệnh tiến triển trên đầu sẽ xuất hiện những mảng vảy mỏng, khi các lớp vảy này bong ra sẽ khiến da đầu bệnh nhân bị hói tạm thời.

Bệnh do Pierdraiahortai và Trichosporon Beigelii gây ra chỉ phát triển ở phần thân tóc và không gây rụng tóc.

Biểu hiện là trên chân tóc khoảng 2 - 3 cm sẽ có những hạt tròn mềm có kích thước bằng hạt kê màu đen. Bệnh gây khó chịu cho người bệnh, chủ yếu ở trên những người ít vệ sinh cá nhân.

Cách dự phòng bệnh

  • Điều trị sớm, triệt để các bệnh nấm da khác trên cơ thể.
  • Không dùng chung lược, gối, mũ, chậu giặt….với người bị bệnh.
  • Chú ý giữ tóc khô, sạch.
  • Nếu phát hiện triệu chứng nghi ngờ, cần đi khám nấm da đầu hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Xem thêm: 

  • Nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm da đầu
  • Thời lượng: 05 phút
  • Nguồn: Truyền hình Cần thơ

Làm gì khi bị bệnh nấm da?

Các bệnh nấm da thường gặp chủ yếu là lành tính nhưng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt và thẩm mỹ cho người bệnh. Thậm chí, bệnh có thể lây lan cho những người xung quanh. 

Khi có triệu chứng bệnh nấm da người bệnh nên đi khám hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt, để lâu có thể gây bệnh mãn tính khó khăn trong điều trị. 

Nếu như chưa có thời gian đi khám trực tiếp ngay nhưng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về vấn đề nấm da, bệnh nhân có thể lựa chọn khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video để được tư vấn và định hướng phương pháp điều trị.

Xem thêm bài viết:

BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với các bác sĩ Da liễu qua Video. Ngoài ra, nếu bệnh nhân muốn thăm khám trực tiếp thì có thể đặt lịch trên BookingCare để nhận được hướng dẫn đi khám, đồng thời giảm bớt thời gian làm thủ tục và chờ khám.

 
 

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ DA LIỄU khám từ xa thông qua cuộc gọi Video có hình, kết nối bác sĩ trực tiếp với bệnh nhân mà không cần đến bệnh viện.

Tài liệu tham khảo
1. http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/da-lieu/cac-benh-nam-da-(nam-hac-lao-nam-lang-ben-nam-ke)/804/
2. https://medlatec.vn/tin-tuc/mot-so-benh-nam-da-pho-bien-thuong-gap-va-cach-chua-tri-hieu-qua-s195-n18096
3. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-benh-nam-da-thuong-gap/
4. https://www.vinmec.com/vi/benh/nam-mong-3968/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2023 BookingCare.
Facebook/Youtube/