Điều trị bệnh nấm bẹn tận gốc và phòng nấm bẹn tái phát

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 30/11/2020 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nấm bẹn là có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nấm bẹn dễ tái phát nên người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc khi điều trị để bệnh khỏi hoàn toàn và không quay trở lại.

Điều trị nấm bẹn
Bệnh nấm bẹn gây ngứa ngáy nhiều - Ảnh: Samya

Nhiều bệnh nhân thường ngại ngùng vì căn bệnh nấm bẹn mà không đi khám với bác sĩ Da liễu sớm. Tuy nhiên, chính tâm lý đó khiến cho bệnh ngày càng nặng và khó điều trị dứt điểm hơn.

Biểu hiện bệnh nấm bẹn

Khi mắc bệnh nấm bẹn, người bệnh có các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Khu vực vùng kín xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, kèm theo hiện tượng ẩm ướt và mảng da nổi mẩn đỏ ở háng.
  • Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện từ vùng bẹn lên đùi và có thể lan sang các vùng da khác xung quanh hậu môn và có thể tấn công bộ phận sinh dục.
  • Vùng da tổn thương có màu hồng, sau đó đỏ sẫm và có viền rõ rệt.
  • Tiếp đó đóng vảy và có các mụn nhỏ mọc lấm tấm xung quanh ở khu vực giữa vùng da có vẻ lành lạnh và ít mụn.

Điều trị bệnh nấm bẹn tận gốc

Theo BS. Nguyễn Thu Hà (Suckhoedoisong) hiện nay, thuốc điều trị nấm bẹn phổ biến là dung dịch cồn BSI gồm các thành phần acid benzoic, acid salicylic, lod; cồn antimycose chứa acid benzoic + acid salicylic + acid boric; dung dịch ASA gồm acid acetylsalicylic, natri salicylat.

Ngoài ra còn một số thuốc dùng tại chỗ dạng kem bôi khác với dẫn chất imidazol như miconazol, ketoconazol, econazol...

Nếu tổn thương nấm quá rộng có thể phải dùng kết hợp thuốc điều trị tại chỗ với thuốc uống để diệt nấm như itraconazole, fluconazole, ketoconazol...

Bệnh nhân lưu ý không tự ý mua thuốc điều trị nấm bẹn. Việc dùng loại thuốc nào và liều lượng ra sao cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ Da liễu để tránh tác dụng phụ của thuốc hoặc dùng sai thuốc khiến bệnh nặng hơn.

Nếu chưa có thời gian hoặc còn tâm lý ngại ngùng khi đi khám trực tiếp với bác sĩ, bạn có thể lựa chọn khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video trên app BookingCare, đăng tải hình ảnh tình trạng bệnh để bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm bài viết:

Cách phòng bệnh nấm bẹn

Nấm bẹn là bệnh lý dễ lây lan toàn thân và dễ tái phát. Vì vậy, bệnh nhân nên lưu ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

  • Trong quá trình dùng thuốc trị nấm bẹn, cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc trị nấm bẹn liên tục cho đến khi da lành và cần tiếp tục dùng thuốc ít nhất 2 tuần nữa để tránh bệnh tái phát.
  • Diệt nấm ở những đồ dùng cá nhân như quần áo, màn, gối... bằng cách luộc trong nước sôi trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm.
  • Không mặc chung quần áo với người khác, đặc biệt là người bệnh cần dùng riêng đồ dùng cá nhân để tránh lây bệnh
  • Tránh hoặc hạn chế làm việc lâu ngày ở những nơi ẩm ướt
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là sau khi ra nhiều mồ hôi

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về điều trị và phòng ngừa nấm bẹn, hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/chua-nam-ben-thuoc-gi-n155326.html
2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/canh-giac-voi-nam-ben/?location=all
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/