Điều trị bệnh viêm xoang mũi có mủ

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 30/06/2017 - Cập nhật lần cuối: 18/02/2025

Bệnh viêm xoang mũi có mủ là một tình trạng viêm xoang cấp tính thường gây mệt mỏi, chảy nước mũi... Kèm theo đó là đau vùng mặt, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng dịch mủ, đau thành từng cơn gây nhức đầu.

Nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp là nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang mũi có mủ
Nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp là nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang mũi có mủ

Bệnh viêm xoang mũi có mủ là một tình trạng viêm xoang cấp tính, là một bệnh lý thuộc Tai Mũi Họng

Bệnh thường gặp do các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm khuẩn do viêm mũi hay viêm họng cấp hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp.
  • Các kích thích lý hóa: các hơi khí hóa chất độc hại, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Chấn thương do hỏa khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thanh xoang.
  • Các yếu tố tại chỗ: lệch vách ngăn, nhét bấc mũi lâu làm ứ tắc xuất tiết xoang.
  • Các yếu tố toàn thân: suy nhược, đái tháo đường.

Triệu chứng bệnh viêm xoang mũi có mủ

Toàn thân

  • Thường chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ nhưng cũng có trường hợp thường ở trẻ em sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ.

Cơ năng

  • Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng dịch mủ, đau thành từng cơn gây nhức đầu.
  • Ngạt tắc mũi: tùy theo tình trạng viêm là tắc mũi 1 hoặc cả 2 bên, mức độ nhẹ hay vừa, từng lúc hay tắc mũi liên tục.

Thực thể

  • Chảy mũi mủ màu vàng đục, có mùi hôi, khi xì mạnh thường gây đau và lẫn ít máu.
  • Khi ấn ngón tay mạnh trước xoang gây đau: cụ thể vùng hố nanh với xoang hàm ấn góc trên trong hốc mắt với xoang sàng, ấn đầu trên trong lông mày với xoang trán.
  • Khám mũi thấy niêm mạc mũi nề đỏ, cuốn mũi dưới cương to, cuốn giữa nề, khe giữa có thấy mủ đọng.
  • Nội soi niêm mạc khe giữa nề có thể có mủ.
  • Soi bóng mờ có thể thấy xoang bị mờ đục hay có ngấn mủ ứ đọng.
  • Trên phim X quang thấy xoang mờ đều, mờ đặc hay có vùng đặc phía dưới. CT scanner: xoang bị mờ đều do nề niêm mạc có dịch, có mức mủ nhầy trong xoang.

Khi có những triệu chứng như trên, người bệnh cần đi khám Tai Mũi Họng để chẩn đoán và có hướng điều trị sớm. 

Tiến triển và biến chứng

  • Viêm xoang mũi có mủ có thể tự khỏi được nếu được loại trừ nguyên nhân và dẫn lưu tốt tránh ứ đọng trong xoang.
  • Thường dễ chuyển thành viêm xoang mạn tính.
  • Có thể ảnh hưởng đến mắt gây viêm màng tiếp hợp, tới đường hô hấp gây viêm khi phế quản.

Điều trị bệnh viêm xoang mũi có mủ bằng cách nào

  • Nghỉ ngơi, tránh các yếu tố kích thích.
  • Đảm bảo dẫn lưu tốt viêm xoang, nhỏ mũi để đảm bảo thông thoáng, xì mũi hoặc hút để tránh ứ đọng, xịt mũi hàng ngày.
  • Tại chỗ: xông hơi nóng với các tinh dầu thơm, khí dung với kháng sinh và corticoid ngày 1 – 2 lần.
  • Toàn thân: dùng kháng sinh khi có sốt cao, nhiễm khuẩn rõ.
Cần nghỉ ngơi, tránh các yếu tố kích thích khi bị viêm xoang mũi có mủ
Cần nghỉ ngơi, tránh các yếu tố kích thích khi bị viêm xoang mũi có mủ - Ảnh: Pixabay

Phòng tránh viêm xoang mũi có mủ

Phòng tránh bệnh viêm xoang mũi có mủ cũng giống với các bệnh viêm xoang mũi thông thường, đó là:

  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin dành cho cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể khi chuyển lạnh.
  • Không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tránh khói bụi.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, trành làm việc quá sức.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Khám và điều trị ở đâu tốt

Bệnh viêm xoang mũi có mủ nếu điều trị muộn sẽ gây ra viêm xoang mũi mạn tính, gây viêm phế quản ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Việc đi khám phát hiện và điều trị bệnh sớm là rất cần thiết nhằm tránh để lại những biến chứng xấu.

Với người mắc bệnh viêm xoang mũi có mủ hay các bệnh về mũi thông thường, người bệnh không nên chủ quan mà khi thấy những triệu chứng bất thường cần tìm đến các trung tâm y tế tin cậy để khám và điều trị.

Trường hợp người bệnh muốn thăm khám các bệnh về lý về mũi hay các bệnh về tai mũi họng hãy tìm đến các bệnh viện chuyên khoa như:

  • Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Bạch Mai
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Quân đội 108
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện An Việt
  • Khoa Tai mũi họng - Phòng khám đa khoa Vietlife,...
 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
GS.TS Ngô Ngọc Liễn (Chủ biên) - Bệnh học Tai - Mũi - Họng - Nhà xuất bản Y học năm 2016. Trang 207.
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/