Điều trị quai bị ở trẻ em tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt để cải thiện bệnh hiệu quả. Dưới đây là những thông tin chi tiết về cách điều trị của bệnh.
Không có cách điều trị cụ thể cho bệnh quai bị. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng vài tuần.
Điều trị quai bị tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng giúp trẻ cảm thấy thoải mái nhất có thể. Các bước sau đây có thể giúp kiểm soát các triệu chứng:
Ngoài ra, quai bị là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, giọt bắt chứa virus của người bệnh khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Do đó, khi trẻ bị mắc bệnh quai bị, cha mẹ nên thông báo cho giáo viên quản lý của trẻ và cho trẻ cách ly tại nhà, tránh để bệnh lây lan cho những trẻ khác.
Trường hợp quai bị có biến chứng, cha mẹ nên cho trẻ nhập viện để được theo dõi và hỗ trợ tốt nhất. Nếu viêm tụy do quai bị gây buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng, có thể cần bù nước đường tĩnh mạch và trẻ nhỏ không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vài ngày.
Trẻ bị viêm màng não hoặc viêm não do biến chứng của quai bị có thể cần truyền dịch tĩnh mạch và dùng acetaminophen hoặc ibuprofen khi bị sốt hoặc nhức đầu. Nếu cơn động kinh phát triển, có thể cần dùng thuốc chống động kinh.
Hầu hết tất cả những người mắc bệnh quai bị đều hồi phục hoàn toàn mà không gặp vấn đề gì, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, các triệu chứng có thể trầm trọng trở lại sau khoảng 2 tuần.
Bài viết đã tổng hợp các thông tin về điều trị quai bị ở trẻ em. Khi trẻ mắc bệnh quai bị, cha mẹ nên bình tĩnh, cho trẻ thăm khám, cách ly trẻ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đừng quên cho trẻ nhập viện trong các trường hợp bệnh quai bị biến chứng nặng.