Tình trạng ra mồ hôi tay có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau và gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong học tập, làm việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Mặc dù có nhiều phương pháp để điều trị, nhưng cho đến nay điều trị bằng Y học cổ truyền vẫn được đánh giá cao bởi sự an toàn, hiệu quả, bên cạnh đó còn phù hợp với nhiều lứa tuổi.
Cùng tìm hiểu trong Y học cổ truyền, tăng tiết mồ hôi tay được điều trị như thế nào qua bài viết dưới đây.
Theo Y học hiện đại, lòng bàn tay là một trong những nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi nhất trong cơ thể, góp phần tham gia vào hoạt động điều nhiệt và được điều hòa bởi hệ thần kinh thực vật. Sự tăng tiết mồ hôi phát triển từ sự tăng hoạt cục bộ của hệ thần kinh giao cảm, điều này dẫn đến tình trạng co mạch và kích thích quá mức tuyến mồ hôi làm hạn chế lưu lượng máu đến tay, dẫn đến tình trạng tay lạnh và ẩm ướt. . .
Lòng bàn tay của người bệnh có thể luôn trong tình trạng đổ mồ hôi, triệu chứng thường là cả 2 tay, đối xứng, lòng bàn tay lạnh, ẩm ướt và có màu sắc từ nhạt đến ửng hồng, kể cả khi đang nghỉ ngơi và không liên quan đến nhu cầu thải nhiệt của cơ thể hoặc có thể tăng tiết nhiều hơn trong các trường hợp như sau:
Các chuyên gia cho rằng chứng ra mồ hôi tay là bệnh lý có xu hướng di truyền, thường khởi phát ở trẻ em đến tuổi dậy thì, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tùy vào mức độ mà người bệnh có cảm giác tự ti, bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Tình trạng này kéo dài còn gây ra một số bệnh lý về da như dễ bong tróc, viêm da, nhiễm nấm,...
Trong Y học cổ truyền, tân dịch là dịch của cơ thể hóa sinh từ đồ ăn thức uống theo tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu) đi khắp cơ thể mà nuôi dưỡng. Sự tuần hoàn và phân bố tân dịch trong cơ thể liên quan mật thiết đến các tạng Tâm, Tỳ, Phế, Thận (đại diện cho cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong lồng ngực và ổ bụng: Lách, Phổi, Thận).
Theo lý luận của Y học cổ truyền, Tỳ ở trung tiêu chủ việc vận hóa thủy thấp và Tỳ chủ tứ chi. Tâm ở thượng tiêu chủ hãn dịch tức là chủ về dịch tiết mồ hôi, Phế ở thượng tiêu chủ bì mao, chủ việc tuyên phát mồ hôi qua da. Thận ở hạ tiêu chủ thủy, có chức năng bài tiết ra ngoài.
Khi các tạng trên bị bệnh sẽ làm quá trình vận chuyển gặp bất thường, khiến tân dịch tràn ra ngoài, biểu hiện thành chứng ra mồ hôi tay. Ngược lại, khi mồ hôi bài tiết quá nhiều khiến cơ thể mất tân dịch, làm ảnh hưởng đến chức năng của các tạng phủ. Chứng ra mồ hôi được gọi là tự hãn, được hiểu là mồ hôi ra không kiểm soát, không kể ngày đêm.
Một số nguyên nhân thường gặp gây nên chứng tự hãn thường là:
Ngày nay, vai trò của điều trị bằng Y học cổ truyền ngày càng được quan tâm, đánh giá cao và được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi:
Ngày nay, vai trò của điều trị bằng Y học cổ truyền ngày càng được quan tâm, đánh giá cao và được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi:
Dựa trên cơ chế làm cân bằng phân bố tân dịch trong cơ thể và phục hồi chức năng các tạng bị bệnh trong cơ thể, Y học cổ truyền sử dụng các phương pháp điều trị có tác dụng liễm hãn - ngăn chặn sự tăng tiết mồ hôi, có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc:
Mặc dù được ứng dụng cao trong điều trị nhưng bên cạnh đó cần phải lưu ý:
Tóm lại, có nhiều phương pháp điều trị ra mồ hôi tay bằng Y học cổ truyền, có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác của BookingCare để có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này.