Để điều trị thuyên tắc động mạch phổi (tắc động mạch phổi) tùy từng trường hợp và mức độ khác nhau bác sỹ sẽ đưa ra cách điều trị cụ thể. Tắc động mạch phổi cần được nhập viện điều trị tại các bệnh viện có chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, chúng ta cần ngăn chặn cục máu tăng kích thước và ngăn chặn sự hình thành cục máu mới. Chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi kịp thời là rất quan trọng để tìm ra phương án điều trị, tránh biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.
Điều trị thuyên tắc động mạch phổi
Cách điều trị bao gồm thuốc, phẫu thuật và các quy trình khác, cùng với việc chăm sóc liên tục.
1. Thuốc chống đông máu
Loại thuốc này giúp ngăn chặn sự tăng kích thước của cục máu hiện có và ngăn chặn sự hình thành cục máu mới trong khi cơ thể tự giải phóng cục máu. Enoxaparin (Lovenox) 1mg/kg tiêm dưới da 2 lần/ngày (từ ngày 1), dừng sau 5 ngày điều trị và INR 2-3 liên tiếp 2 ngày là thuốc hay được sử dụng.
Ngoài ra, Sintrom 1 mg/ngày (ngay từ ngày đầu tiên), làm INR đầu tiên sau 3 ngày bắt đầu điều trị, điều chỉnh tăng giảm liều sintrom xuống 0,5mg/ngày để đạt đích INR 2-3. Nếu INR > 3, không có chảy máu đáng kẻ thì cần bỏ liều tiếp theo, sau đó quay lại với liều giảm đi 1/8 viên hoặc luân phiên ví dụ 1/4 -1/8-¼ -1/8 viên.
- Việc dùng thuốc về thuốc, liều lượng theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Vừa điều trị, vừa theo dõi chặt chẽ tránh các biến chứng của thuốc như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não…
2. Các phương tiện hồi sức hỗ trợ
- Thở oxy
- Theo dõi sát trên monitoring về mạch, huyết áp, SPO2…
- Thuốc trợ tim, vận mạch khi có sốc.
3. Phẫu thuật và các quy trình khác
- Loại bỏ cục máu đông: Nếu bạn có một cục máu lớn đe dọa tính mạng trong phổi, bác sĩ có thể loại bỏ nó bằng cách sử dụng một ống mỏng linh hoạt thông qua mạch máu.
- Bộ lọc tĩnh mạch: Một ống dẫn cũng có thể được sử dụng để đặt một bộ lọc trong tĩnh mạch chính của cơ thể, gọi là tĩnh mạch hạ vị, từ chân đến phần phải của tim. Bộ lọc này giúp ngăn chặn cục máu đi vào phổi. Thủ thuật này thường chỉ được sử dụng cho những người không thể sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc những người vẫn bị cục máu đông mặc dù đã sử dụng thuốc làm loãng máu.
Phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
Để dự phòng và phát hiện tắc động mạch phổi tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra, chúng ta nên thực hiện những lời khuyên sau:
- Có ý thức, nhận thức về căn bệnh nguy hiểm chết người này
- Với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, khi có các triệu chứng về hô hấp, nên đến bệnh viện ngay tránh chậm trễ.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích thích và hút thuốc lá, ăn nhiều rau quá, uống nhiều nước, hạn chế dầu mỡ phủ tạng động vật, chất béo.
- Tập thể dục thường xuyên nhất là đi bộ, không ngồi hay đứng lâu mà không vận động, ví dụ đi du lịch đường dài khi ngồi ô tô khoảng 30-45 phút ta nên đứng dậy vặn mình khởi động chân tay chút rồi mới tiếp tục ngồi xuống. Đã có trường hợp bệnh nhân ngồi ô tô đi lên tuyến trung ương khám bệnh và lên đến nơi thì xảy ra tắc động mạch phổi dù không có yếu tổ nguy cơ.
- Với bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cần dùng thuốc chống đông dự phòng bằng heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc kháng vitamin K. Hậu phẫu nên cho bệnh nhân vận động sớm.
- Phát hiện và điều trị tốt các bệnh lý tim mạch, bệnh lý viêm tắc hay suy van tĩnh mạch chi dưới.
Trong trường hợp thuyên tắc động mạch phổi không được điều trị kịp thời và hiệu quả, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy hô hấp và thậm chí tử vong. Do đó, việc điều trị thuyên tắc động mạch phổi là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hãy luôn lắng nghe và tuân theo chỉ đạo của bác sĩ để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.