- Xuất bản: 05/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 08/01/2024
Thuyên tắc động mạch phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và sống chung với bệnh - Ảnh: BookingCare
Bệnh thuyên tắc động mạch phổi là một căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp, tuần hoàn ảnh hưởng đến sự thông khí của phổi và toàn bộ các chức năng của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp những ai đang tìm hiểu về căn bệnh này.
Thuyên tắc động mạch phổi (tắc động mạch phổi) là hiện tượng tắc ít nhất một động mạch phổi hoặc nhánh động mạch phổi, thường do huyết khối từ tĩnh mạch sâu di chuyển lên, Đây là một bệnh khá thường gặp tuy nhiên khó chẩn đoán vì dễ nhầm với các bệnh khác. Bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị phù hợp có tỉ lệ tử vong lên đến 30% thậm trí cao hơn nữa.
Máu tích tụ hoặc "chảy dồn" trong một phần cơ thể cụ thể, thường là cánh tay hoặc chân. Điều này thường xảy ra sau những thời gian dài không vận động, chẳng hạn sau khi phẫu thuật hoặc nghỉ ngơi trên giường.
Chấn thương tới một tĩnh mạch, ví dụ như do gãy xương hoặc phẫu thuật (đặc biệt ở xương chậu, hông, đầu gối hoặc chân).
Các bệnh lý khác, như bệnh tim mạch (bao gồm suy tim, nhịp tim bất thường, cơn đau tim hoặc đột quỵ), ung thư, béo phì, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư…. .
Sự tăng hoặc giảm yếu tố đông máu trong máu của bạn. Yếu tố đông máu tăng có thể xảy ra với một số loại ung thư hoặc ở một số người dùng thuốc thay thế hormone hoặc thuốc tránh thai. Yếu tố đông máu không bình thường hoặc thấp cũng có thể xảy ra do các rối loạn đông máu.
Người có nguy cơ cao bao gồm:
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (DVT).
Thiếu vận động trong thời gian dài khi đi lại bằng ô tô, tàu hỏa hoặc máy bay (ví dụ như đi xe trong một chuyến đi xa).
Sau mổ thay khớp gối, thay khớp háng, u đại tràng, u xơ tử cung, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối,nằm lâu, có thai, sau đẻ, bệnh lí máu tăng đông sẵn có..
Vừa trải qua chấn thương hoặc tổn thương tới một tĩnh mạch, có thể do phẫu thuật gần đây, gãy xương hoặc do suy tĩnh mạch.
Đang sử dụng thuốc tránh thai (viên tránh thai qua đường miệng) hoặc hormone thay thế.
Đang hút thuốc.
Có tiền sử bệnh suy tim hoặc đột quỵ.
Béo phì (Chỉ số khối cơ thể hoặc BMI lớn hơn 25) hoặc bị béo phì (Chỉ số khối cơ thể hoặc BMI lớn hơn 30).
Đang mang bầu hoặc sinh con trong vòng sáu tuần trước.
Đã được cắm ống tĩnh mạch trung tâm qua cánh tay hoặc chân….
Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào và đã từng bị cục máu, hãy nói chuyện với bác sĩ để họ có thể áp dụng biện pháp để giảm nguy cơ cho bạn. Kể cả khi không có bất cứ một yếu tố nào trong số các yếu tố trên không có nghĩa là không có nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy, khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Triệu chứng thuyên tắc động mạch phổi
Triệu chứng thuyên tắc động mạch phổi có thể khác nhau đáng kể, phụ thuộc vào mức độ bị ảnh hưởng của phổi, kích thước của cục máu đông và xem có bệnh phổi hoặc tim hay không.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm: Bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng không đặc hiệu sau đây mà không rõ nguyên nhân:Khó thở; đau ngực kiểu màng phổi; ho ra máu, ngất; tụt huyết áp và/hoặc sốc.
Khó thở: Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột. Cảm giác khó thở xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi và trở nên tồi tệ hơn khi vận động.
Đau ngực: Bạn có thể cảm thấy như đang bị cơn đau tim. Đau tăng khi hít thở sâu. Đau có thể khiến bạn không thể hít thở sâu. Bạn cũng có thể cảm thấy đau khi ho hoặc cúi xuống.
Ngất: Bạn có thể ngất nếu nhịp tim hoặc huyết áp giảm đột ngột. Đây được gọi là tình trạng xỉn mặt.
Các triệu chứng khác có thể xảy ra khi bị thuyên tắc động mạch phổi bao gồm:
Ho có thể đi kèm với đờm có máu hoặc có vân máu
Nhịp tim nhanh hoặc không đều
Hoa mắt hoặc chóng mặt, huyết áp không ổn định
Mồ hôi nhiều
Sốt
Đau hoặc sưng chân, thường ở phần bắp chân
Màu da bị biến màu, gọi là tình trạng xanh tái
Chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi
Chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi là một quá trình phức tạp, đặc biệt khi bạn có bệnh tim hoặc phổi cơ bản. Dưới đây là một số phương pháp và xét nghiệm quan trọng:
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để đo nồng độ i D-dimer, đo lượng oxy và carbon dioxide trong máu của bạn, xác định xem bạn có bệnh rối loạn đông máu hay không.
Xét nghiệm Khí máu động mạch: kiềm hô hấp và shunt pH tăng, PC02 giảm, P02 giảm, HC03‘ bình thường.
Ghi điện tim: nhịp tim nhanh, rung nhĩ, bloc nhánh phải, nặng thì có s sâu D1, Q sâu D3, T âm D3 hoặc T âm ở các chuyển đạo trước tim phải V1-V3.
X-quang ngực: X-quang ngực là một xét nghiệm không xâm lấn, cho thấy hình ảnh về tim và phổi trên phim: . Hình ảnh Xquang phổi: tràn dịch màng phổi, vòm hoành nâng cao một bên.
Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới: có thể có huyết khối tĩnh mạch sâu.
Chụp cắt lớp vi tính đa dãy(MsCT) mạch phổi: là thăm dò đầu tay thay thế cho chụp động mạch phổi. Chẩn đoán xác định khi có huyết khối trong động mạch phổi.
Chụp MRI: Thường chỉ được tiến hành cho những người mang thai - để tránh ánh sáng X vào thai nhi - và những người thận có thể bị tổn thương bởi chất nhuộm được sử dụng trong các xét nghiệm khác.
Điều trị thuyên tắc động mạch phổi
Để điều trị thuyên tắc động mạch phổi tùy từng trường hợp và mức độ khác nhau bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị cụ thể. Tắc động mạch phổi cần được nhập viện điều trị tại các bệnh viện có chuyên khoa Hồi sức cấp cứu. Điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.
Cách điều trị bao gồm thuốc, phẫu thuật và các quy trình khác, cùng với việc chăm sóc liên tục.
1. Thuốc
Thuốc làm chống đông máu: Loại thuốc này giúp ngăn chặn sự tăng kích thước của cục máu hiện có và ngăn chặn sự hình thành cục máu mới trong khi cơ thể tự giải phóng cục máu. Enoxaparin (Lovenox) 1mg/kg tiêm dưới da 2 lần/ngày (từ ngày 1), dừng sau 5 ngày điều trị và INR 2-3 liên tiếp 2 ngày là thuốc hay được sử dụng.
Ngoài ra, Sintrom 1 mg/ngày (ngay từ ngày đầu tiên), làm INR đầu tiên sau 3 ngày bắt đầu điều trị, điều chỉnh tăng giảm liều sintrom xuống 0,5mg/ngày để đạt đích INR 2-3. Nếu INR > 3, không có chảy máu đáng kẻ thì cần bỏ liều tiếp theo, sau đó quay lại với liều giảm đi 1/8 viên hoặc luân phiên ví dụ 1/4 -1/8-¼ -1/8 viên.
Việc dùng thuốc về thuốc, liều lượng theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Vừa điều trị, vừa theo dõi chặt chẽ tránh các biến chứng của thuốc như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não….
2. Các phương tiện hồi sức
Thở oxy
Theo dõi sát trên monitoring về mạch, huyết áp, SPO2…
Thuốc trợ tim, vận mạch khi có sốc.
3. Phẫu thuật và các quy trình khác
Loại bỏ cục máu đông: Nếu bạn có một cục máu lớn đe dọa tính mạng trong phổi, bác sĩ có thể loại bỏ nó bằng cách sử dụng một ống mỏng linh hoạt thông qua mạch máu.
Bộ lọc tĩnh mạch: Một ống dẫn cũng có thể được sử dụng để đặt một bộ lọc trong tĩnh mạch chính của cơ thể, gọi là tĩnh mạch hạ vị, từ chân đến phần phải của tim. Bộ lọc này giúp ngăn chặn cục máu đi vào phổi. Thủ thuật này thường chỉ được sử dụng cho những người không thể sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc những người vẫn bị cục máu đông mặc dù đã sử dụng thuốc làm loãng máu.
Sống chung với bệnh thuyên tắc động mạch phổi hiệu quả
Để dự phòng và phát hiện tắc động mạch phổi tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra, chúng ta nên thực hiện những lời khuyên sau:
Có ý thức, nhận thức về căn bệnh nguy hiểm chết người này
Với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, khi có các triệu chứng về hô hấp, nên đến bệnh viện ngay tránh chậm trễ.
Thực hiện lối sống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích thích và hút thuốc lá, ăn nhiều rau quá, uống nhiều nước, hạn chế dầu mỡ phủ tạng động vật, chất béo.
Tập thể dục thường xuyên nhất là đi bộ, không ngồi hay đứng lâu mà không vận động, ví dụ đi du lịch đường dài khi ngồi ô tô khoảng 30-45 phút ta nên đứng dậy vặn mình khởi động chân tay chút rồi mới tiếp tục ngồi xuống. Đã có trường hợp bệnh nhân ngồi ô tô đi lên tuyến trung ương khám bệnh và lên đến nơi thì xảy ra tắc động mạch phổi dù không có yếu tổ nguy cơ.
Với bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cần dùng thuốc chống đông dự phòng bằng heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc kháng vitamin K. Hậu phẫu nên cho bệnh nhân vận động sớm.
Phát hiện và điều trị tốt các bệnh lý tim mạch, bệnh lý viêm tắc hay suy van tĩnh mạch chi dưới.
Nếu đang trong quá trình điều trị, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về nguy cơ gây đông máu
Thăm khám tình trạng sức khỏe theo đúng định kỳ
Thường xuyên đi lại, vận động, tránh ngồi, nằm một tư thế quá lâu. Sẽ khiến máu được chảy liên tục không có nguy cơ tích tụ.
Uống đủ nước trong ngày có tác dụng giúp duy trì độ ẩm cho đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và giúp phòng ngừa thuyên tắc động mạch. Ngoài ra, uống nước cũng giúp giảm đau nhức và mệt mỏi trong quá trình điều trị thuyên tắc động mạch
Các loại thực phẩm như: Hành tây, mộc nhĩ, gừng, tảo bẹ, nghệ, quế, tỏi, bơ, hạnh nhân, hạt hướng dương, bông cải xanh... có tác dụng chống hình thành các cục máu đông rất hiệu quả.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh, cân đối
Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào
Bệnh thuyên tắc động mạch phổi là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm và điều trị kịp thời. Việc duy trì một lối sống lành mạnh và hạn chế tiếp xúc với các chất gây hại có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến hô hấp, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để được điều trị kịp thời và hiệu quả.