Điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Xuất bản: 25/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 06/02/2024
Điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Điều trị viêm phế quản ở trẻ em - Ảnh: BookingCare
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể được điều trị bằng cách nào, điều trị như thế nào? Mời phụ huynh tham khảo nội dung dưới đây.

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đặng Thị Hồng Như, Bác sĩ Nhi khoa tại Bệnh viện Xanh Pôn.

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản ở trẻ em đều là cấp tính. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng thực tế viêm phế quản ở trẻ em mà bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị bằng phương pháp nào.

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản cấp do virus chiếm > 95% số trường hợp, thường đi kèm với nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Với nhiễm trùng do virus, bác sĩ thường kê đơn để điều trị triệu chứng của bệnh. 

Với nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Nếu do các nguyên nhân khác như trẻ bị hen suyễn hoặc dị ứng, bác sĩ có thể cho trẻ dùng ống hít.

Triệu chứng ho trong trường hợp viêm phế quản của trẻ là phản ứng bình thường của cơ thể để đẩy đờm, chất nhầy ra khỏi đường thở. Trừ khi triệu chứng này khiến trẻ quá khó chịu, bác sĩ sẽ kê thêm siro ho phù hợp cho trẻ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thêm siro long đờm giúp làm loãng đờm, hỗ trợ trẻ dễ dàng ho và đẩy ra ngoài.

Bên cạnh đó, một số biện pháp giúp trẻ thoải mái hơn khi bị viêm phế quản bao gồm:

  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng chấy nhầy và trẻ dễ dàng ho ra ngoài hơn. Với trẻ dưới 1 tuổi, tiếp tục duy trì bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước.
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C. Thường là acetaminophen, có tác dụng hạ sốt nhanh.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc cho trẻ tắm nước ấm có thể giúp làm lỏng chất nhầy.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được kiểm tra tình trạng, đặc biệt với các trẻ có bệnh nền như hen suyễn, suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, cần đưa trẻ đến bệnh viện khi: 

  • Cơn ho của trẻ bạn kéo dài hơn 3 tuần.
  • Trẻ bị sốt cao.
  • Trong đờm có lẫn máu.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Trẻ thường xuyên bị viêm phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ em cần được bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Phụ huynh không nên tự nhận định và điều trị tại nhà mà không có lời khuyên từ bác sĩ.