Đọc ngay: Cách trị mụn trứng cá
Cách trị mụn trứng cá
Cách trị mụn trứng cá hiệu quả - Ảnh: BookingCare

Đọc ngay: Cách trị mụn trứng cá

Tác giả: - Xuất bản: 25/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Điều trị mụn trứng cá đòi hỏi sự hiểu biết kĩ lưỡng về sinh lý của làn da lẫn cơ chế bệnh sinh của bệnh lý.

Mọi phương pháp trị mụn trứng cá đều cần thời gian để có hiệu quả. Không nên vội vàng sử dụng nhiều liệu pháp hay quá nhiều sản phẩm khác nhau thì có thể da sẽ bị kích ứng và sinh ra mụn mới. Do đó để điều trị mụn trứng cá hiệu quả, hãy kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị hiện nay đều dựa trên việc ngăn chặn và hạn chế sự phát triển của 4 cơ chế này, đó là: giảm sự tăng tiết bã nhờn; loại bỏ sự tăng sừng; ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật lên da và hạn chế sự viêm nhiễm.

Có 2 nhóm phương pháp chính để điều trị mụn trứng cá bao gồm:

  • Điều trị bằng các liệu pháp khác
  • Điều trị dùng thuốc

Điều trị mụn trứng cá  bằng các liệu pháp khác

Lấy nhân mụn

Việc lấy nhân mụn không viêm ra khỏi da giúp hạn chế viêm nhiễm, hạn chế mụn phát triển nặng hơn. Tuy nhiên, nếu lấy nhân mụn sai cách như: lấy mụn đang viêm (có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau), dùng các dụng cụ không được tiệt trùng, dùng tay hoặc khi lấy nhân mụn dùng lực mạnh sẽ làm tình trạng mụn nặng hơn và làm tăng nguy cơ bị sẹo thâm, sẹo rỗ.

Chiếu ánh sáng sinh học tùy bước sóng

Chiếu ánh sáng xanh giúp làm biến đổi porphyrin của vi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn P. acnes gây mụn, với ánh sáng đỏ giúp tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng da, tác động sâu hơn ở lớp bì, kích thích các sợi mô liên kết tăng sinh qua đó ngăn ngừa sẹo do mụn để lại.

Tùy tình trạng mụn trứng cá có thể chiếu ánh sáng xanh hoặc ánh sáng đỏ hoặc kết hợp cả 2 loại ánh sáng này để đem lại hiệu quả điều trị.

Lột da bằng hóa chất Chemical Peel

Đây là phương pháp sử dụng các sản phẩm hóa học như Glycolic acid, Mandelic acid, Trichloroacetic acid (TCA), salicylic acid, retinol… để làm bong lớp tế bào chết trên da kết hợp giảm nhờn, giảm viêm hỗ trợ điều trị mụn và làm sáng da.

Điều trị mụn trứng cá dùng thuốc 

Đa số bệnh nhân bị mụn thường có tâm lý không muốn uống thuốc khi tham gia điều trị. Lý do thường gặp là vì cảm thấy nóng trong người, khô môi, khô da (khi thuốc uống kiểm soát nhờn), quá lo lắng khi nghe người khác chia sẻ về các tác dụng phụ của thuốc… Tuy nhiên, thuốc uống thường có vai trò điều trị mụn cao hơn, nhất là đối với tình trạng mụn từ mức trung bình trở lên.

Hiện nay, có nhiều phác đồ điều trị khác nhau tùy từng vùng, từng nước. Phác đồ dưới đây được tham khảo của Bệnh viện Da liễu Trung ương, đã được chuẩn hoá và áp dụng tại Việt Nam dựa theo mức độ nặng của bệnh.

  • Nhẹ: Bôi retinol và thuốc bong sừng; Hoặc retinol và kháng sinh; Hoặc kháng sinh và benzoyl peroxyde (BP).
  • Vừa: Bôi retinol và kháng sinh hoặc BP; Uống kháng sinh; Có thể isotretinoin nếu bệnh dai dẳng, tái phát.
  • Nặng: Bôi retinoid với BP hoặc kháng sinh; Uống Isotretinoin hoặc/và kháng sinh, hoặc liệu pháp hormon.
  • Duy trì: Bôi retinol duy trì
  • Ngoài ra điều trị mụn trứng cá cần có thêm các sp hỗ trợ như sữa rửa mặt , tẩy trang , kem dưỡng ẩm để làm sạch , đồng thời cũng tăng cường hàng rào bảo vệ da để ngăn cản tác nhân gây xâm nhập 

Tùy vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp: có thể điều trị tại chỗ, toàn thân, hoặc phối hợp các phương pháp hỗ trợ thích hợp.
Nói chung, thường cần khoảng 6 – 8 tuần mới bắt đầu thấy hiệu quả và tổng thời gian điều trị có thể kéo dài nhiều tháng. Liều thuốc điều trị phụ thuộc tình trạng bệnh, cân nặng. Bệnh nhân cần lưu ý hết sức kiên trì khi điều trị. Sau khi điều trị tấn công, cần điều trị duy trì để tránh tái phát.

Ngoài các cách trị mụn trứng cá trên đây thì còn các phương pháp điều trị tại nhà khác như thay đối lối sống, chế độ ăn uống,... Bạn đọc quan tâm có thể tiếp tục theo dõi trên BookingCare.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết