Đọc ngay: Lẹo mắt có lây không? Cách phòng tránh như thế nào?
Đọc ngay: Lẹo mắt có lây không? Cách phòng tránh như thế nào?
lẹo mắt có lây không?
Lẹo mắt có thể lây lan từ mắt này qua mắt kia - Ảnh: BookingCare

Đọc ngay: Lẹo mắt có lây không? Cách phòng tránh như thế nào?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 18/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Lẹo mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, có thể bị ở một hoặc cả 2 mắt! Nhưng lẹo có thể lây lan từ người này sang người khác được hay không? Hãy cùng BookingCare giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Lẹo mắt là một trong những bệnh về mắt phổ biến, bản chất là  sự viêm nhiễm do viêm tắc các tuyến bờ mi với những triệu chứng:  bờ mi có khối nhiễm trùng, sưng đỏ, đau. 

Lẹo có thể vỡ và để lại sẹo nếu như không được xử trí kịp thời và đúng chuyên môn. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm là: liệu lẹo mắt có lây trực tiếp từ người này sang người khác không?

Lẹo mắt có lây không?

Lẹo mắt là một tình trạng nhiễm trùng của mi mắt, thường do vi khuẩn gây ra. Lẹo mắt có thể bị ở một mắt hoặc hai mắt; có thể 2 mắt bị cùng lúc hoặc mắt trước mắt sau nhưng không phải là một bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, lẹo không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, vi khuẩn gây nhiễm trùng trong môi trường có thể tồn tại trên các vật dụng cá nhân như khăn tay, khăn tắm, khăn mặt, mascara, hoặc đồ trang điểm,... Nếu không có các thói quen vệ sinh cá nhân đúng, bạn có thể bị nhiễm các vi khuẩn này và gây viêm bờ mi dẫn đến mắc lẹo mắt. 

Lưu ý để tránh bị lây lẹo mắt

Đối với người bị lẹo mắt, để tránh phát tán bệnh cần chú ý:

  • Không tự ý chích/nặn  lẹo khi còn “non” - lẹo đang còn đang sưng tấy đỏ, để tránh gây nhiễm trùng lan tỏa ra cả vùng mi hoặc hốc mắt.
  • Nếu bạn đã bị lẹo mắt ở một mắt, hãy tránh tiếp xúc với mắt khỏe bằng cách không chạm vào mắt còn lại bằng tay hoặc các dụng cụ trang điểm, không sử dụng chung thuốc tra mắt từ mắt bệnh sang mắt lành, tra thuốc đúng theo hướng dẫn không để đầu tra chạm vào mi mắt.
  • Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc lẹo mắt, tuân thủ hướng dẫn điều trị lẹo mắt của bác sĩ không dùng các biện pháp điều trị dân gian, phản khoa học như: đắp lá, chườm/bôi các thuốc không đảm bảo vô trùng.

Đối với người khỏe mạnh, để tránh bị lẹo mắt, bạn nên tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân sau:

  • Rửa tay thường xuyên: Luôn giữ tay sạch bằng cách rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước/sau khi tiếp xúc với mắt hoặc thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến mắt.

  • Tránh chạm vào mắt bằng tay không sạch hoặc không rửa. Vi khuẩn có thể lan truyền từ tay vào mắt và gây nhiễm trùng.

  • Không dùng chung khăn mặt, khăn tắm hoặc các dụng cụ trang điểm với người khác. Vi khuẩn có thể lây lan qua vật dụng này và gây nhiễm trùng.

  • Vệ sinh dụng cụ trang điểm: Bạn có thể sử dụng nước và xà phòng hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh dụng cụ trang điểm sau khi sử dụng.

  • Tránh chà xát mắt hoặc cọ mắt quá mức khi không cần thiết. Điều này có thể gây tổn thương cho mí mắt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Hạn chế ăn đường, ngọt … đặc biệt ở người có tiền sử đái tháo đường.

Như vậy, lẹo mắt không phải là bệnh lây nhiễm nhưng mi mắt có thể dễ dàng bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh gây viêm tắc nhiễm trùng và bị lẹo do việc sử dụng chung đồ đạc sinh hoạt (khăn mặt, đồ trang điểm mắt, kính áp tròng,…) với người bệnh hoặc không tuân thủ tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết