Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối, giữ chức năng chính trong vận động gấp và duỗi gối, đặc biệt quan trọng trong động tác duỗi gối.
Xương bánh chè hoạt động như một lá chắn cho khớp gối nên dễ bị gãy nếu ngã đập đầu gối xuống đất hoặc va chạm, đập vật cứng vào gối trong tai nạn giao thông, lao động hoặc sinh hoạt.
Triệu chứng phổ biến nhất của gãy xương bánh chè là đau và sưng ở phía trước đầu gối. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Nếu có những triệu chứng này sau chấn thương ngã đập đầu gối xuống đất hoặc đập vật cứng vào gối, hãy thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp.
Chỉ định điều trị bảo tồn với bệnh nhân gãy xương bánh chè rất hạn chế. Bởi các gân bánh xung quanh bánh chè thường co kéo rất mạch làm ổ gãy xương di lệch nhiều.
Điều trị bảo tồn thường là các trường hợp gãy không hoàn toàn và không di lệch. Điều trị bảo tồn bằng cách bó ống bột tư thế duỗi gối cho đến khi xương lành lại.
Người bệnh cần lưu ý việc tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sau chấn thương. Vật lý trị liệu rất quan trọng để khôi phục khả năng vận động của đầu gối. Chấn thương gãy xương bánh chè có thể gây cứng và yếu cơ, đồng thời người bệnh cần phải luyện tập lại đầu gối để khôi phục khả năng di chuyển, vận động.
Trong trường hợp gãy xương bánh chè di lệch, các mảnh xương bị dịch chuyển hay những vết gãy phức tạp, gãy hở thông vào ổ khớp, người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật. Bởi các mảnh xương quá xa nhau sẽ khó tự liền lại vì gân tứ đầu và gân bánh chè có xu hướng kéo các mảnh xương ra xa nhau.
Trong phẫu thuật, bác sĩ có thể sử dụng vít xốp, đinh, chỉ thép,... để kết xương. Nếu mảnh xương quá nhỏ, bác sĩ có thể loại bỏ. Nguyên tắc cần đảm bảo là ổ gãy vững và mặt khớp chè đùi phẳng theo đúng giải phẫu.
Trong một số trường hợp gãy xương nghiêm trọng, có thể cần phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ xương bánh chè, nhưng bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng bảo tồn và kết xương tối đa nhất có thể.
Ngay cả sau khi điều trị thành công, một số bệnh nhân bị gãy xương bánh chè có thể gặp các biến chứng:
Tùy thuộc vào tình trạng gãy xương bánh chè thời gian hồi phục sẽ khác nhau. Hầu hết các trường hợp gãy xương đều lành lại trong vòng 3 đến 6 tháng. Người bệnh nên thăm khám và nhận điều trị từ bác sĩ chuyên môn, tránh việc tự ý điều trị bằng đắp lá thuốc nam hoặc không điều trị dễ gặp phải các biến chứng.