Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh Tiểu đường
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh Tiểu đường
Bác sĩ giải đáp bệnh cho bệnh nhân tiểu đường
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường - Ảnh: BookingCare

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh Tiểu đường

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 02/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 11/10/2023
Bệnh đái tháo đường ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay. Người bệnh, người thân đang có những thắc mắc về bệnh tiểu đường, có thể tìm thấy câu trả lời trong nội dung dưới đây.

1. Phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2

  • Bệnh Tiểu đường tuýp 1: cơ thể không tạo ra Insulin khiến đường trong máu tăng cao. Với người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần dùng Insulin mỗi ngày để điều trị.
  • Bệnh Tiểu đường tuýp 2: cơ thể không tiết đủ Insulin hoặc cơ thể tiết đủ nhưng Insulin hoạt động kém hiệu quả (do đề kháng Insulin). Người bệnh có thể cần uống thuốc hoặc liệu pháp Insulin để kiểm soát bệnh. Tiểu đường tuýp 2 là phổ biến nhất, chiếm 90 - 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh.

2. Tiểu đường thai kỳ là gì?

  • Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai.
  • Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường biến mất sau sinh, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong tương lai, như tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

3. Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính, không có một loại thuốc đặc thù hay phương pháp đặc hiệu nào để chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Việc khôi phục các tế bào sản sinh ra Insulin gần như là không thể mà chỉ có thể can thiệp nhằm cố gắng kiểm soát nồng độ đường trong máu ở trong phạm vi an toàn.

4. Điều trị đái tháo đường như thế nào?

Về phương pháp điều trị, người bệnh cần tuân thủ nghiêm phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ kết hợp kế hoạch ăn uống điều độ và tập luyện tập hợp lý. 

5. Biến chứng ở người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh tiến triển tịnh tiến. Những biến chứng của bệnh luôn phát triển theo thời gian mắc bệnh:

  • Đau tim hoặc đột quỵ
  • Các vấn đề về mắt, bệnh võng mạch đái tháo đường: giảm thị lực, mù lòa,...
  • Bệnh thần kinh:
    • Bệnh thần kinh ngoại vi: Đây là bệnh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến thần kinh của bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân.
    • Bệnh thần kinh tự động: Ảnh hưởng hệ thần kinh tự động điều hòa chức năng không tự chủ của cơ thể như: tiêu hóa, nhịp tim.
    • ...
  • Các biến chứng ở thận
  • Các vấn đề về răng và nướu

6. Người bệnh tiểu đường có nên dừng thuốc khi đường huyết ổn định?

  • Nếu người bệnh ngừng sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như gây khó khăn, gián đoạn quá trình điều trị.
  • Người bệnh chỉ nên giảm liều hoặc tạm dừng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt nghiêm ngặt theo yêu cầu để giữ các chỉ số ổn định. Đặc biệt, khi ngừng thuốc, người bệnh phải thường xuyên tự theo dõi đường huyết tại nhà và khám sức khỏe định kỳ.

7. Tần suất khám định kỳ bao lâu?

  • Giai đoạn mới phát hiện, đang điều chỉnh thuốc: tái khám 0,5 - 1 tháng/lần
  • Bệnh nhân ổn định: khám định kỳ mỗi 1 - 2 tháng/lần

8. Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Bệnh tiểu đường có tính di truyền nhưng tỉ lệ là không cao và còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cho dù có người thân trong gia đình mắc tiểu đường, bạn vẫn có thể phòng ngừa tiểu đường bằng cách rèn luyện lối sống tích cực, thực hiện thăm khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết